Cách nhận biết nhà có rắn – Dấu hiệu và cách xử lý

Tìm hiểu về cách nhận biết nhà có rắn hoặc gần nơi sinh sống/làm việc có rắn là một trong những cách hữu ích giúp bạn tránh khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn từ loài bò sát đáng sợ này.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách nhận biết nhà có rắn. Việc này không chỉ giúp bạn an tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày mà còn giúp bạn tránh được những tình huống nguy hiểm không đáng có. Hãy cùng Saovietpest khám phá những dấu hiệu chính để nhận biết rắn và và biện pháp xử lý khi phát hiện chúng.

1. Nguy cơ gặp rắn

Trong môi trường sống hiện đại, việc gặp rắn ở các bụi rậm gần nhà, gần nơi làm việc, sau cửa, chậu cây,… là hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí là dễ bắt gặp nếu khu vực đó có thức ăn của rắn.

Vào mùa xuân và mùa hè, nguy cơ gặp rắn sẽ cao hơn so với các mùa khác trong năm. Ở Việt Nam, các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng SCL là các khu vực có nguy cơ bị rắn cắn cao hơn các vùng khác. Một số loài rắn độc mà chúng ta có thể bắt gặp như: Rắn hổ mang, rắn lục đuôi đỏ, rắn cạp nia, rắn cạp nong,…

2. Cách nhận biết dấu hiệu nhà có rắn

2.1. Vết tích của rắn để lại

  • Vết rắn bò trên mặt đất, làm mờ và méo đất hoặc bề mặt khác.
  • Vết rắn trượt: Ở những nơi có bụi rậm hay đất ướt, bạn có thể nhận thấy dấu vết trượt của rắn.
  • Phân rắn: Phân của rắn có mùi đặc trưng hôi, tanh, chua… Đôi khi có mùi giống như hôi của phân bò. Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu của các mùi trên nhưng không có lý do rõ ràng, có thể có rắn ở gần.
  • Da rắn lột xác: Khi thấy da rắn lột xác thì chắc chắn là có rắn ở nơi bạn sống, làm việc. Hãy nhanh chóng tìm cách phát hiện ra chúng để xử lý. Bạn cũng có thể thuê các đơn vị dịch vụ bắt rắn để xử lý ngay để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.

2.2. Chó hoặc mèo phát hiện rắn

Chó và mèo là thú cưng có khả năng phát hiện rắn rất tốt. Thông qua các chuyển động bất thường hoặc khả năng ngửi của mình, chúng có thể phát hiện ra “mùi đặc trưng” của rắn. Đôi khi chúng kêu lên để thông báo cho bạn biết hoặc trường hợp một số con rắn nhỏ chúng có thể giúp bạn “xử lý” luôn rồi mang xác đến cho bạn biết chiến tích.

2.3. Kiểm tra kỹ các khe hở, rãnh nhỏ

Rắn có thể trốn trong những khe hở nhỏ, rãnh nhỏ trong nhà, gần chậu cây hoặc những nơi mà con người ít lui tới. Thỉnh thoảng bạn nên đi quét dọn các vị trí này, việc này vừa giúp nơi bạn sống, làm việc sạch sẻ vừa bảo vệ khỏi mối nguy hại tiềm ẩn từ rắn và các loại côn trùng, động vật gây hại khác.

3. Nên làm gì khi gặp rắn?

Để giảm nguy cơ bị rắn cắn, cần lưu ý những điều sau:

  • Giữ khoảng cách, không chạm vào rắn hay đuổi đánh chúng ngay cả khi bạn chắc chắn rằng đó là rắn không độc.
  • Giữ nguyên hiện trạng, nhờ người có kinh nghiệm đến xử lý hoặc gọi ngay dịch vụ bắt rắn.
  • Khi đi vào các khu vực có khả năng gặp rắn, nên mang giày cổ cao, gậy chống và sử dụng đèn pin khi đi vào rừng hoặc các khu vực tối.
  • Nếu bị rắn cắn, hãy ngồi yên, tìm người có kinh nghiệm sơ cứu và gọi cấp cứu ngay lập tức: Ngay cả khi vết cắn không chảy máu, vẫn cần được sơ cứu và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không dùng miệng hút máu chỗ rắn cắn ra ngoài.

Việc nhận biết dấu hiệu có rắn trong nhà không chỉ giúp chúng ta an tâm trong cuộc sống hàng ngày mà còn giúp chúng ta phòng tránh được những nguy hiểm không đáng có. Lời khuyên của nhiều chuyên gia là khi phát hiện rắn trong nhà, đừng tự ý xử lý mà hãy liên hệ với chuyên gia để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

 

Có thể bạn quan tâm

Rate this post
Zalo
Liên hệ >