Ruồi nhặng là gì? Cách đuổi ruồi nhặng hiệu quả

Con nhặng (còn được gọi là ruồi nhặng, nhặng xanh) là một trong những loài ruồi gần nhà phổ biến, gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường sống, hoạt động kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Tuỳ vào khu vực mà có thể xuất hiện loài ruồi, nhặng khác nhau. Cùng tìm Sao Việt Pest tìm hiểu chi tiết về ruồi nhặng là gì và cách đuổi, tiêu diệt chúng hiệu quả.

Ruồi nhặng là gì?

Ba họ ruồi nhặng gần người là:

  • Ruồi nhà Muscidae khoảng 4.000 loài;
  • Nhặng khoảng 1.100 loài;
  • Họ ruồi xám khoảng 2.500 loài.

Ở Việt Nam đã các định được 172 loài ruồi trong các khu dân cư, trong đó 70 loài ruồi gần nhà. Các loài ruồi nhà (Musca domestica), ruồi chợ (M. sorbens) những loài ruồi gần nhà thực sự 103 loài thuộc họ Muscidae; 62 loài thuộc họ nhặng Calliphoridae, trong đó loài nhặng xanh (Calliphora megacephala) phổ biến và gần nhà nhất.

Đặc điểm hình thái của ruồi nhặng

Cơ thể ruồi trưởng thành chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Gắn với ngực là ba đôi chân và một đôi cánh. Kích thước cơ thể 3 – 12mm, thường màu xám đối với ruồi nhà và ruồi xám; màu xanh đối với nhặng.

Ruồi nhà
Ruồi nhà
Con nhặng xanh
Con nhặng xanh
Ruồi xám
Ruồi xám

Hình thái ruồi nhặng trưởng thành

Đầu

Đầu có hình bán nguyệt hay gần hình cầu, có hai mắt kép (eyes) và ba mắt đơn (ocelli); giữa hai mắt kép là trán. Một số loài ruồi nhặng con đực trán hẹp, con cái trán rộng. Dưới trán là một đôi anten ba đốt, đốt thứ ba có lông anten (Arista).

Phần phụ miệng của ruồi gồm hai kiểu, kiểu chích hút và kiểu liếm. Kiểu hút ở các loài ruồi hút máu phân họ Stomoxyidinae. Phổ biến nhất là kiểu kiếm như ruồi nhà giống Musca, nhặng Calliphora.

Ngực

Ngực chia làm ba đốt: Ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Mỗi đốt mang một đôi chân tương ứng. Chân gồm 5 đốt, bàn chia thành 5 đốt. Ngực giữa mang một đôi cánh. Cánh có màng mỏng, thường trong, đôi khi có vân điểm, vệt màu.

Bụng

Bụng gồm 11 đốt, nhưng 3 đốt cuối kém phát triển, chỉ thấy 9 đốt ở con đực và 8 đốt ở con cái. Các đốt cuối hình thành cơ quan giao cấu ở con đực và máng đẻ trứng ở con cái.

Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi nhặng

Ruồi nhặng là côn trùng có biến thoái hoàn toàn, trải qua 4 giai đoạn phát triển: Trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng thành.

Trứng ruồi nhặng

Trứng ruồi nhặng dài khoảng 1mm. Trứng được đẻ thành chùm, búi trên bề mặt giá thể hoặc vài sâu trong giá thể 2 – 10mm và yêu cầu độ ẩm cao. Loài nào đẻ càng nhiều trứng kích thước cơ thể càng bé. Thời gian phát triển của phôi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ càng cao, sự phát triển càng nhanh, nhưng mỗi loài đều có một ngưỡng nhất định.

  • Ruồi nhà (Musca domestica) trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở 30° C phôi phát triển trong 10 giờ; 25°C phôi phát triển trong 16 giờ;
  • Ruồi chợ (M. sorbens) ở 30°C phôi phát triển trong 5 giờ; 25°C phôi phát triển trong 7 giờ.
Chu kỳ phát triển của ruồi nhặng
Chu kỳ phát triển của ruồi nhặng

Ấu trùng ruồi nhặng

Ấu trùng (dòi) lột xác 2 lần, trải qua ba tuổi (I, II, III). Tuổi một ngắn nhất chỉ trong một ngày đêm. Tuổi III dài nhất và là giai đoạn ấu trùng tích cực hoạt động nhất. Cuối tuổi III, ấu trùng hết lớn ngừng dinh dưỡng và vận động tìm nơi hóa nhộng; chúng trở nên ưa nhiệt độ thấp và khô.

Thời gian sinh trưởng ấu trùng ruồi nhặng

Thời gian sinh trưởng của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn. Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 25°C, giai đoạn ấu trùng của ruồi kéo dài 5 – 7 ngày, ruồi chợ 4 – 6 ngày, một số loài ruồi, nhặng khác 3 – 14 ngày. Thức ăn của ấu trùng là các chất có trong giá thể và cả vi sinh vật, nấm trong đó.

Ấu trùng ruồi nhặng có khả năng ngoại tiêu hóa, nghĩa là chúng tiết nước bọt hoặc bài tiết phân có chứa men tiêu hóa ra ngoài môi trường, sau đó hút lại. Đó là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao dòi thường sống tập trung vào một chỗ trong môi trường.

Điều kiện khí hậu nước ta, ruồi nhặng có khả năng phát triển quanh năm, nhưng ở xứ lạnh, chúng qua đông (diapause) chủ yếu nhờ giai đoạn nhộng.

Ruồi trưởng thành

Tỷ lệ đực cái 1:1, con đực nở trước con cái 12 – 24 giờ. Khi ruồi bay được chúng tích cực kiếm ăn ngay, hướng đến nơi có chất bột, đường…

Thức ăn của chúng đa dạng, ngoại tiêu và nội tiêu hoá, nghĩa là nước bọt tiết ra đã phân giải một phần thức ăn trước khi hút vào miệng trở lại. Phần lớn các loài ruồi gần người (ruồi nhà, ruồi chợ, nhặng xanh) phần phụ miệng có kiều liếm hút.

Hoạt động sinh sản của ruồi bắt đầu sau vũ hóa 24 – 48 giờ. Người ta cho rằng ruồi cái chỉ nhận tinh một lần là đủ thụ tinh cho tất cả các lứa trứng. Ruồi nhặng thường đẻ 4-10 lứa. Ruồi nhà trong phòng thí nghiệm đẻ 20 lứa, trung bình 8 lứa; các lứa cách nhau 2 – 5 ngày. Số lượng trứng giảm dần sau mỗi lứa (100 – 16 trứng, có trường hợp 183 trứng 1 lứa). Một số loài ruồi đẻ con giả, đẻ thai trứng, đẻ con.

Ruồi nhặng chỉ hoạt động vào ban ngày, nhưng khả năng bay xa 2 – 10km.

Phân bố

Nhìn chung, ruồi nhặng phân bố hầu hết khắp thế giới, mọi sinh cảnh, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên từng vùng địa lý, từng môi trường khác nhau thành phần loài và mật độ các thể các loài khác nhau. Ví dụ: ruồi nhà Musca domestica phân bố toàn cầu, nhưng sống chủ yếu trong và ngoài nhà, chuồng gia súc, hầu như không gặp xa nhà người ở. Chúng thường tập trung ở những nhiều thức ăn phù hợp.

Tác nhân gây bệnh, gây hại

Ruồi nhiều gây khó chịu cho người lúc làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi mang chất bẩn trên thân, chân, vòi… làm bẩn cả trong và ngoài nhà. Ruồi có thể truyền các bệnh bởi vì chúng tự do kiếm thức ăn trên các thức ăn của người và các chất dơ bẩn. Đa số các mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống, không khí, tay và sự tiếp xúc giữa người và người.

Những bệnh do ruồi truyền là:

  • Các bệnh truyền nhiễm đường ruột (kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán nhất định)
  • Nhiễm trùng mắt (như mắt hột và nhiễm trùng mắt).
  • Một số bệnh ngoài da như mụn cóc, bệnh ngoài da cấp tính, nấm và phong).
  • Lan truyền nhiều bệnh truyền nhiễm và kí sinh như tả, lỵ, thương hàn, lao, đau mắt, giun sán. Mang một số lớn mầm bệnh trên nó, khoảng 6 triệu vi sinh vật bám trên 1 con ruồi nhà và 28 triệu vi sinh vật trong đưũng tiêu hoá. Trong số các loài vi sinh vật có 44 loài gây bệnh.
  • Ruồi gây bệnh dòi ruồi (Myiasis): Một số loài ruồi nhặng đẻ trứng vào vết thương, mũi, tai bị viêm, trứng phát triển thành dòi tại các nơi tổn thương đó và gây ra bệnh dòi. Loài gây bệnh dòi cho động vật và người ở Việt Nam là loài nhặng xanh má vàng Chryzomyia benziana.
Nhặng xanh má vàng Chrysomyua Bezziana
Nhặng xanh má vàng Chrysomyia bezziana (con cái) – Vỏ kén (a) và con trưởng thành (b)
  • Tại Chợ Mới, Bắc Kạn tháng 11/2012, bệnh nhân Hà Cát T. (76 tuổi) bị viêm xoang, khi người nhà dùng thuốc nam nhỏ vào mũi đã phát hiện có dòi trong lỗ mũi, đã gắp ra 90 con.
  • Tại xã QM, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang tháng 11-2014, một bệnh nhân sinh năm 1926 đã bắt được 24 con giòi ký sinh trong mắt, làm hỏng cả mắt.

Có thể bạn quan tâm: 9 Cách diệt ruồi giấm trong nhà bếp, nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả

Cách đuổi ruồi nhặng và phòng chống

Cải thiện môi trường xung quanh

  • Làm mất hoặc làm giảm ổ đẻ của ruồi.
  • Làm giảm nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến.
  • Ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa người và mầm bệnh.
  • Không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhà bếp và người.

Sử dụng bẫy dẫn dụ

Bẫy dẫn dụ ruồi có thể diệt được rất nhiều ruồi. Những chất hấp dẫn ruồi đến ăn và đẻ đều đặt sẵn trong một hộp tối. Khi ruồi vào bẫy, cố bay ra sẽ bị chui vào bẫy lưới sáng bên trên. Giữa hộp lưới và hộp bẫy có một khoảng rộng 0,5cm cho phép ruồi bò qua khe cửa.

Chất mồi thường làm bằng chất phân hủy từ bếp, như rau xanh, ngũ cốc và quả chín nấu. Những mẫu thịt cá rữa có thể được thêm vào. Bởi vì chất liệu mồi lên men bốc hơi nhanh nên cần thay mồi sau vài ngày.

Bẫy dính

Bẫy dính thường được bán trên thị trường thường được dùng để treo lơ lửng ở tường nhằm thu hút ruồi vì chúng có chứa đường. Ruồi đậu vào bẫy và chúng bị dính vì các chất dính.

Bẫy dính có thể dùng được vài tuần nếu không bị bụi bám và ruồi bị bẫy lấp đầy.

Sử dụng hóa chất diệt ruồi

Ruồi trưởng thành bị diệt bởi hóa chất diệt côn trùng qua đường hô hấp, tiếp xúc, tiêu hóa. Diệt ruồi bằng phương pháp hóa học được thực hiện ở một thời kỳ nào đó thật cần thiết mà thôi, bởi vì chúng phát triển kháng hóa chất rất nhanh.

Sử dụng các hóa chất diệt côn trùng có thể tạm thời chống ruồi rất nhanh khi có dịch tả, kiết lỵ, hoặc dịch đau mắt.

Dùng hộp xông hơi

Hóa chất diệt côn trùng xông hơi là dichlorvos được thấm vào một tấm chất liệu thích hợp đựng trong hộp có bán trên thị trường. Tấm này thải chậm dichlorvos trong khoảng thời gian lên đến 3 tháng trong điều kiện ít gió. Phần lớn hộp bẫy loại này được sản xuất để sử dụng trong một phòng khoảng 15 – 30 m3.

Hóa chất diệt côn trùng được tẩm vào màn ngủ, rèm, dây vải, quần áo, băng lưới và dây bằng giấy dai. Biện pháp này chỉ hiệu quả ở những nơi kín gió.

Không nên sử dụng ở những buồng có trẻ em và người già ngủ vì có thể gây một số độc hại cho con người.

Mồi bả để diệt ruồi

Mồi bả diệt ruồi gồm: Chất thu hút ruồi + hoá chất diệt ruồi

Phun tồn lưu

Những nơi ruồi đậu cần được phun hóa chất tồn lưu. Phương pháp này vừa có tác dụng tức thời vừa có tác dụng diệt tồn lưu. Tùy thuộc vào loại hóa chất diệt côn trùng, vào chất liệu tường, nhiệt độ, độ ẩm, độ phơi nắng và mức độ kháng hóa chất của ruồi.

Độ tồn lưu có thể vài ngày cho đến vài tuần. Điều quan trọng là phải biết ruồi đậu vào chỗ nào vào ban đêm. Chỉ những chỗ quan sát thấy ruồi đậu mới phun. Biện pháp phun tồn lưu chủ yếu được tiến hành ở chuồng súc vật ở nông trại.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post
Zalo
Liên hệ >