Đặc điểm của kiến, cấu tạo, môi trường sống và cách phòng chống kiến

1. Khái quát chung về loài kiến

Họ kiến Formicidae thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera), lớp Côn trùng (Insecta). Hơn 12.000 loài kiến hiện đã được phát hiện trên thế giới. Ở Việt Nam đã biết khoảng 400 loài kiến.

Kiến là côn trùng có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn, hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.

Loài kiến tồn tại từ kỷ Creta, cách đây khoảng 110-130 triệu năm trước. Qua hàng triệu năm tiến hóa, loài kiến đã hình thành nên một tổ chức cao.

2. Đặc điểm hình thái của kiến

Kiến có kích thước thay đổi từ 0,75 đến 52 mm, loài lớn nhất là hóa thạch Titanomyrma giganteum. Kiến chúa có chiều dài 6 cm với sải cách 15 cm. Kiến có nhiều màu sắc khác nhau, hầu hết chúng có màu đỏ hoặc đen, nhưng một vài loài có màu lục và các loài ở vùng nhiệt đới có ánh kim loại. Thân của kiến có vỏ cứng, gồm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Đôi râu có đặc điểm vươn về phía trước để dò đồ vật, nếu mất râu sẽ không biết lối về tổ. Không giống những con kiến khác, những con kiến chúa trẻ có một đôi cánh. Chúng chỉ dùng đôi cánh này khi bay ban đêm. Đôi cánh này sẽ do con kiến chúa tự làm rụng hoặc sẽ do kiến thợ cắn rung.

dau kien va kien cac lua tuoi
Đặc điểm của kiến, cấu tạo, môi trường sống và cách phòng chống kiến 10

Đầu kiến và kiến các lứa tuổi

3. Đặc điểm sinh học, sinh thái

Vòng đời phát triển của kiến gồm: Trứng- ấu trùng- nhộng- trưởng thành.

Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đó chính là những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống. Phối giống xong, con đực chết., Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.

Con kiến cái thường đẻ trứng ngay, dù một số có thể đợi đến mùa Xuân. Khi bắt đầu đẻ trứng, con kiến chúa đẻ khoảng mỗi ngày một trứng. Trứng sẽ phát triển thành ấu trùng trong 25 ngày và chúng sẽ tự tạo ra một sợi chỉ, sau 10 ngày thì tạo thành một kén trắng nhỏ. Nếu điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nở trong vài tuần sau. Con kiến cái sẽ không ăn hay uống cho đến khi trứng đã nở thành kiến thợ. Kiến cái có thể sống sót bằng cơ của đôi cánh đã rụng hoặc ăn vài quả trứng đã sinh ra.

Khoảng 60 ngày sau khi những quả trứng đầu tiên được sinh ra, một con kiến thợ được tạo ra. Thân hình chúng có màu đen và nhỏ bé do thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng lớn dần trong kén và bắt đầu tìm thức ăn. Cuối cùng, số lượng kiến thợ tăng lên 10 con. Đến lúc này, con kiến chúa có thể nhận thức ăn từ đám kiến thợ. Đám kiến thợ sẽ chăm sóc con kiến chúa và những ấu trùng mới. Vào năm thứ nhì, số lượng kiến thợ trong 1 tổ sẽ tăng lên từ 30-100 con.

Một con kiến chúa là một con kiến cái đã trưởng thành trong một tổ kiến. Thông thường, kiến chúa là mẹ của các con kiến khác trong tổ kiến đó. Nhiều con kiến cái không cần giao phối để sinh sản, chúng có thể sinh sản theo hình thức sinh sản đơn tính hoặc sinh sản vô tính và trong trường hợp này thì tất cả các con kiến sinh ra là kiến cái.

Tổ kiến thường có khoảng 100.000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là kiến chúa). Những con kiến chúng ta thường thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)… Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài khác tổ bằng mùi. Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là “thành viên” lao động của tổ.

Dù được gọi là kiến chúa, con kiến chúa này lại có ít quyền kiểm soát đối với tổ kiến. Con kiến chúa không có quyền kiểm soát hoặc quyết định bất cứ điều gì mà chỉ sinh sản. Các con kiến thợ kiếm thức ăn nuôi kiến chúa và dọn chất thải của nó. Một khi tổ kiến đã được thiết lập, con kiến chúa sẽ đẻ trứng liên tục. Con kiến chúa có thể chọn các tế bào tinh trùng nhận được từ chuyến bay đêm, để tạo kiến đực thay vì kiến cái. Khi tổ kiến phát triển mạnh, các con kiến thợ sẽ tấn công các con kiến chúa, giết chết chúng và chỉ còn chừa lại một con kiến chúa duy nhất, hoặc đôi khi không còn con kiến chúa nào.

Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt và mật. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng. Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.

4. Đặc điểm phân bố

Kiến phân bố rộng khắp thế giới, chúng ta có thể thấy kiến ở mọi nơi, mọi lúc, trong nhà, ngoài vườn, trên nương rẫy, ngoài đồng ruộng, trên rừng, ven biển… Số lượng loài và thành phần loài kiến khác nhau ở các vùng địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau.

Kiến có thể sống trên cây, trong đất, dưới các tảng đá, trong gốc cây…

5. Mặt lợi và hại của kiến

5.1. Mặt lợi của kiến

Kiến làm lành vết thương một số bộ lạc trên thế giới, điển hình như người Masai ở phía đông châu Phi, kiến có thể được sử dụng làm công cụ chữa lành vết thương. Khi các chiến binh Masai bị thương, họ chỉ cần tìm nhặt một vài con kiến thuộc đàn kiến quân đội có kích thước lớn và để chúng cắn ở hai bên vết thương, sau đó bỏ phần thân kiến mà chỉ giữ lại phần đầu kiến trên vết thương.

kien va trung kien gai den
Đặc điểm của kiến, cấu tạo, môi trường sống và cách phòng chống kiến 11

Kiến và trứng kiến gai đen

Một số loài kiến là dược liệu. Đã từ lâu, con người đã thấy kiến có vai trò rát quan trọng trong cuộc sống. Chúng góp phần không nhỏ vào việc thụ phấn cho cây, tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường sống. Kiến cũng là một loại thực phẩm dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn như: bánh trứng kiến, canh trứng kiến, nộm trứng kiến, xôi trứng kiến… được rất nhiều người yêu thích. Những món ăn từ kiến không những ngon miệng mà còn mang lại rất nhiều dưỡng chất bổ ích cho cơ thể con người.

Kiến gai đen có tên khoa học là Polyrhachis dives thuộc giống Polyrhachis. Ở nước ta, kiến gai đen phân bố ở các vùng rừng núi, trung du (Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ; Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Lào Cai) Trong trứng kiến gai đen có tới 42 – 47% chất đạm với hơn 30 loại acid và 31 nguyên tố vi lượng. Ngoài ra, trứng kiến gai đen còn chứa hàm lượng vitamin như A, D, E, B 1, B12, B2, trong đó có 8 loại acid amin thiết yếu mà có những loại cơ thể người không tự tổng hợp được.

5.2. Mặt hại của kiến

Hung hãn và đáng sợ, kiến điên luôn đi thành bầy đàn với số lượng đông khủng khiếp. Chúng cắn và phá hủy mọi thứ nếu muốn. Một sở thích của chúng, thật tệ hại, lại chính là phá hủy máy tính, thiết bị điện tử, thậm chí là xe máy và ô tô.

Theo các chuyên gia sinh học, kiến điên có xuất xứ từ vùng Caribe và đến Mỹ theo đường tàu biển. Tên gọi đầy đủ của chúng là “kiến lông điên”, do toàn thân chúng phủ đầy lông và gai nhọn. Hơn nữa, chúng luôn chạy rối rít thành các vòng tròn nhỏ, cứ như thể bị điên vậy. Các chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp Đại học Louisiana cảnh báo rằng kiến điên đang chuẩn bị mở đợt tấn công mới nhằm vào các khu vực dân cư. “Người và vật nuôi đều không nên bước ra sân tại thời điểm kiến điên đi qua, vì chỉ trong vài phút, cơ thể bạn sẽ bị hàng trăm con kiến bò lên và cắn”. Tiến sĩ Zack Lemann cho biết kiến điên thường “đi” thành từng tốp hàng ngàn con, sẵn sàng cắn người và áp đảo các”cộng đồng” kiến khác trong khu vực. Tùy theo “tâm trạng” và hoàn cảnh, chúng có thể tiêu diệt kiến bản địa hoặc buộc kiến bản địa phải chạy trốn. Các biện pháp đuổi kiến hoặc kiểm soát kiến thông thường đều không có tác dụng với chúng, hoặc chỉ làm cho chúng nổi điên hơn. Chỉ vài hôm, thậm chí vài tiếng sau khi một tốp kiến bị tiêu diệt bởi thuốc diệt kiến, nhiều tốp khác đã kéo đến thế chỗ.

Đã xác định được 5 loài kiến là ký chủ trung gian của sán dây Raillietina spp. ở gà tại Thái Nguyên – Việt Nam: Anoplolepis gracilipes, Camponotus nicobarensis, Camponotus treubi, Pheidologeton diversus, Tetramorium caespitum. Tần suất xuất hiện 5 loài trên tại các vùng sinh thái từ 66,67% – 100%.

kien nylanderia
Đặc điểm của kiến, cấu tạo, môi trường sống và cách phòng chống kiến 12

Kiến Nylanderia giống với loài kiến “điên”

Kiến điên đã có mặt tại Florida từ những năm 50, nhưng phải đến năm 2000 chúng mới bắt đầu gia tăng số lượng quần thể. Đến năm 2002, chúng di cư đến Houston, Texas và đến năm 2009, chúng đổ bộ xuống bờ biển Mississippi.

6. Biện pháp phòng chống

Diệt kiến hữu hiệu và đơn giản mà không cần hóa chất: Kiến sợ các chất có canxi, nên có thể:

  • Vẽ phấn quanh chuồng tại, rắc bột phấn trên đường kiến đi qua sẽ ngăn được nó.
  • Đặt chuồng trại trên các thanh xà bằng gỗ, quét vôi, hoặc bôi phấn các “trụ” gỗ đó.
  • Vỏ trứng sao khô, giã thành bột rắc vào tổ kiến hoặc góc nhà, góc tường chỗ các đàn kiến thường đi qua, kiến ăn phải sẽ chết.
  • Kiến Sợ mùi tỏi, nên có thể dùng 30g tỏi giã nhỏ, 50g hàn the tán mịn, ngâm 2 loạt này trong 20 phút với 100ml rượu trắng. Dung dịch hòa tan dùng để phun lên ổ, dọc đường đi của kiến. Kiến không chịu được đành bỏ đi. Các loại cây hoa mà kỵ kiến có: cây bạc hà, oải hương, cúc vạn thọ, rau húng. Bạn có thể trồng các loại cây này, hoặc để lá/hoa của nó gần khu vực chăn nuôi, kiến rất ghét các mùi này sẽ tránh xa.
  • Vệ sinh chuồng trại cẩn thận, ko nên để thức ăn rơi vãi.
  • Cắt nguồn thức ăn của kiến.
  • Sử dụng một trong những thứ sau: Dầu tràm, dầu hỏa, nước cốt chanh tươi, vỏ cam sành hoặc vỏ bưởi, bột cà phê; rắc hoặc đổ trên đường kiến đi, cứ 30 – 40cm lại đổ/rắc ra một ít. Đến tổ kiến thì đổ/rắc vào thật nhiều, kiến sẽ bỏ đi hết.

 

Có thể bạn quan tâm

Rate this post
Zalo
Liên hệ >