Gián đẻ trứng hay đẻ con? Cách ngăn chặn gián sinh sản tận gốc

Gián đẻ trứng hay đẻ con là mối quan tâm của nhiều người khi thấy số lượng gián tại nơi mình sinh sống, làm việc ngày càng gia tăng nhanh chóng. Đôi khi họ nhìn thấy trứng gián nhưng không biết nên làm gì với nó để đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn chặn gián sinh sôi, nảy nở. Sao Việt Pest sẽ chia sẻ với bạn những thông tin cần biết về vấn đề này qua bài viết sau đây.

1. Gián đẻ trứng hay đẻ con?

Gián đẻ trứng. Bọc trứng gián (ootheca) màu nâu hoặc đen chứa 37 – 44 trứng. Gián cái đẻ 4 đến 9 bọc trứng ở trên quần áo, những góc tối ẩm thấp. Gián được biết đến với tỷ lệ sinh sản cao, một con gián cái có thể đẻ khoảng 150 quả trứng trong suốt cuộc đời khoảng 100 ngày. Trứng gián cần từ 14-60 ngày để nở tùy thuộc vào loại gián điều kiện sống và nhiệt độ môi trường. Sau khi đẻ, chúng có thể tiếp tục quá trình sinh sản sau khoảng 14 ngày.

Với tốc độ sinh sản nhanh chóng như vậy có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, kinh doanh, sản xuất của các nhà hàng, khách sạn, nhà máy sản xuất thực phẩm,…vì thế để ngăn chặn gián sinh sản và phát triển nhanh chóng cần hiểu rõ đặc tính, quy trình sinh sản và những biện pháp tiêu diệt phù hợp với từng loại, thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi chia sẻ ở các phần tiếp theo.

Gián đẻ trứng hay đẻ con - Hình trứng gián
Hình trứng gián

2. Gián đẻ trứng, sinh sản như thế nào?

Gián ưa thích môi trường ẩm ướt, tối tăm và có nhiều thức ăn. Chúng thường sinh sống trong các khe hở, gầm tủ, góc bếp, nhà vệ sinh, cống rãnh,…Với khả năng thích nghi cao với môi trường sống khắc nghiệt, gián có thể sống sót trong điều kiện thiếu thức ăn, nước uống và chịu được bức xạ cao.

Sau khi thụ tinh, gián cái sẽ mang thai trong khoảng 1-2 tháng. Khi sắp đến thời điểm đẻ trứng, gián cái sẽ tìm nơi ẩn náu an toàn và tiết ra một chất dịch đặc biệt để tạo thành bao trứng (ootheca). Bao trứng gián có hình bầu dục, màu nâu hoặc đen, có kích thước khoảng 6-8 mm. Gián cái sẽ mang bao trứng theo mình cho đến khi trứng nở. Gián non sau khi nở sẽ trải qua nhiều giai đoạn lột xác, cần 30 – 60 ngày để phát triển thành gián trưởng thành. Vòng đời phát triển từ trứng đến trưởng thành của gián có thể lên đến 2-3 tháng.

3. Gặp trứng gián nên làm gì? Diệt trứng gián như thế nào?

Gián đẻ trứng hay đẻ con - Hình trứng gián Mỹ
Gặp trứng gián nên tiêu diệt ngay

Khi chúng ta dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là những góc khuất ít dọn tới hay kho đồ cũ, xó bếp, ngăn tủ, tủ quần áo,…có thể thấy bao trứng gián. Khi gặp trúng gián bạn hãy diệt trứng gián càng sớm càng tốt, sau đó hãy vệ sinh khu vực có trứng gián cũng như khu vực xung quanh để ngăn gián quay trở lại cũng như sinh sản nhiều hơn. Bạn có thể diệt trứng gián theo hướng dẫn sau:

Bỏ trứng gián vào túi nilon rồi dùng vật dụng cứng đập vỡ bao trứng → Thu gom và bỏ vào thùng rác.

**Lưu ý có thể có gián con chạy ra ngoài.

Sau khi diệt trứng gián, hãy lau sạch, vệ sinh khu vực có trứng gián và khu vực xung quanh. Bạn có thể dùng thêm một số phương pháp đuổi gián hoặc ngăn ngừa gián quay lại khu vực đó. Tốc độ sinh sản của gián rất nhanh nên bạn cũng cần có lịch vệ sinh định kỳ, kiểm tra các khu vực có khả năng gián xuất hiện để hạn chế gián quay lại, tiếp tục đẻ trứng, sinh sôi nảy nở.

Nếu bạn thấy có nhiều trứng gián, điều này có nghĩa là gián đang phát triển mạnh, cần được xử lý sớm để tránh vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy xem xét việc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia về diệt gián, công ty dịch vụ diệt gián chuyên nghiệp để được xử lý nhanh chóng tận gốc.

4. Một số biện pháp diệt gián, ngăn chặn gián đẻ trứng, phát triển

Gián đẻ trứng hay đẻ con - Gián sinh trưởng nhanh nếu không diệt từ sớm
Gián sinh trưởng nhanh nếu không diệt trứng gián từ sớm

Gián là loài côn trùng nguy hiểm, cần tiêu diệt, kiểm soát và ngăn chúng đẻ trứng, phát triển nhanh chóng, dưới đây là một số biện pháp phòng chống gián đẻ trứng, phát triển:

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ thức ăn thừa, rác thải và nước bẩn để hạn chế nguồn thức ăn và nơi sinh sản của gián.
  • Bịt kín khe hở, cửa ra vào, cửa sổ, cống rãnh,… để ngăn chặn gián xâm nhập vào nhà.
  • Sử dụng lưới chống côn trùng cho cửa sổ, cửa ra vào, và các lỗ thông hơi.
  • Nuôi mèo hoặc chó: Mèo và chó là kẻ thù tự nhiên của gián, do đó, việc nuôi mèo hoặc chó trong nhà có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của gián.
  • Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để đuổi gián: Một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp đuổi gián như: lá bạc hà, vỏ cam, chanh, quế, ớt bột,..

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thuốc diệt gián hiệu quả như:

  • Bả diệt gián: Sử dụng các loại bả diệt gián có chứa chất dẫn dụ để thu hút gián và tiêu diệt chúng.
  • Keo dính gián: Đặt keo dính gián ở những nơi gián thường xuyên xuất hiện để bẫy chúng.
  • Thuốc xịt gián: Sử dụng thuốc xịt gián để tiêu diệt gián trực tiếp. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng thuốc xịt gián an toàn và tuân thủ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh.

5. Kết Luận

Qua bài viết trên Sao Việt Pest đã giúp bạn giải đáp “Gián đẻ trứng hay đẻ con“, không nên chủ quan khi thấy các dấu hiệu của gián và trứng gián vì chúng sinh trưởng rất nhanh. Bên cạnh việc diệt trứng gián, diệt gián chủ động thì sử dụng những biện pháp phòng ngừa gián cũng rát quan trọng. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về các vấn đề về gián cũng như các dịch vụ kiểm soát gián, hãy liên hệ ngay với Sao Việt Pest để được hỗ trợ nhanh nhất.

Gián đẻ trứng hay đẻ con
Gián đẻ trứng hay đẻ con?

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Trứng gián có màu gì?

Trứng gián có màu nâu hoặc đen, gián cái mang theo bao trứng cho đến khi trứng nở.

6.2. Trứng gián nở bao nhiêu con?

Tùy vào điều kiện môi trường và loại gián sẽ có số lượng trứng gián khác nhau trong mỗi bao gián (ootheca), thông thường bọc trứng gián có khoảng 37 – 44 trứng, nở ra 25 – 44 con.

6.3. Gián đẻ trứng ở đâu?

Gián thường đẻ trứng ở những góc tối yên tĩnh như: Kho đồ cũ, xó bếp, ngăn tủ, tủ quần áo,…

6.4. Tuổi thọ của loài gián là bao lâu?

Vòng đời của gián khoảng 100 ngày nghĩa là tuổi thọ của gián khoảng 2 – 3 tháng

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)
Zalo
Liên hệ >