Các loại rắn thường gặp và sơ cấp cứu khi bị rắn tấn công

1. Rắn ráo, rắn lãi

Đây là một loài rắn không có nọc độc. Đặc điểm:

  • Mắt to và đen.
  • Thân mình thon dài từ 1.2 m cho đến 2m.
  • Thân có vảy đốm và chỉ có 1 màu, màu tối hơn ở phần bụng dưới.
  • Rắn ráo sống trong rừng, trảng cỏ, bụi ven đường ven nương rẫy và cả trong nhà của con người.
  • Chúng thường chủ động bò đi tìm mồi một mình vào ban ngày, ban đêm ẩn nắp tại gốc cây, bụi rậm.
  • Thức ăn chủ yếu là ếch, nhái, chuột, bò sát, động vật xương sống nhỏ.

2. Rắn dọc dưa (Rắn hổ ngựa, Rắn rồng)

  • Đây là loài rắn lành (không độc).
  • Đầu tương đối nhỏ thuôn dài, màu nâu xám, phân biệt rõ với cổ. Lưng màu nâu xám, có bốn đường màu đen chạy từ gáy xuống tới quá nửa thân, hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn.
  • Khi gặp kẻ thù hay các mối đe dọa gây nguy hiểm đến chúng thì loài rắn này có tính tự vệ rất đặc biệt. Ngóc đầu lên và chủ động lao tới tấn công con mồi.
  • Rắn sọc dưa săn mồi vào cả ban ngày và ban đêm, nó sẽ săn đuổi con mồi.
  • Thức ăn chủ yếu của rắn sọc dưa là chuột, đôi khi còn có thằn lằn, ếch nhái, cá và cả chim non.

1.3 Rắn long thừa (Rắn hổ hèo, Rắn hổ dện)

  • Đây là loài rắn lành (không độc)
  • Loài rắn này có thể dài tới 2m. Màu của nó biến thiên từ nâu nhạt ở những vùng khô tới gần như đen ở những khu rừng ẩm ướt.
  • Hay được tìm thấy ở khu vực ven đô thị, nơi số lượng các loài gặm nhấm khá phong phú.
  • Nó hoạt động về ban ngày, không độc và di chuyển nhanh.

4. Rắn Hổ Mang

  • Tất cả các loài rắn hổ mang đều có nọc độc.
  • Có khả năng nâng phần đầu cơ thể lên và bành phần cổ ra tạo thành hình dạng mang phồng khi bị đe dọa tạo tiếng rít lớn.
  • Khi tấn công con mồi hoặc phòng vệ rắn hổ mang có thể phun nọc độc vào đối thủ. – Con trưởng thành thường ăn chuột, lưỡng cư, rắn nhỏ…

5. Rắn Lục kim (Lục Roi)

  • Là loài rắn có nọc độc, độc nhưng không gây nguy hiểm.
  • Có màu xanh đặc trưng.
  • Chúng là loài săn mồi về đêm và vừa sinh sống trên cây vừa sinh sống trên mặt đất.
  • Đôi khi chúng nghỉ hoặc săn lùng thức ăn gần các con suối trên núi.
  • Thức ăn của chúng là động vật nhỏ, thằn lằn, côn trùng, lưỡng cư.

6 Rắn Cườm

  • Là loài rắn không độc
  • Thường đi kiếm ăn vào ban ngày, thức ăn của chúng là những loại động vật gặm nhấm có kích thước nhỏ, ếch, nhái hay các loài rắn nhỏ khác.

Cách nhận biết chủ yếu nhận vào đặc điểm bên ngoài như:

  • Màu sắc, hình dáng đầu và cơ thể, cấu tạo răng.
  • Rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng).
  • Rắn cạp nong (thân mình ‘khúc vàng khúc đen’), rắn cạp nia (thân mình ‘khúc trắng khúc đen’).
  • Họ rắn lục (đầu to hình thoi hoặc tam giác).

7. Một số loài rắn độc

7.1 Họ rắn hổ

Biểu hiện nhiễm độc khi bị các loại rắn độc cắn:

  • Toàn thân: Đau nhiều, nói khó, mờ mắt, yếu chân tay, khó thở, liệt toàn thân, loạn nhịp tim, đái ít,…dễ tử vong hoặc tàn phế.
  • Nguyên nhân tử vong chủ yếu do liệt các cơ gây khó thở.
  • Tại vùng vết cắn: Đau, sưng nề, có thể có hoại tử đen da vùng bị cắn (da bị chết do nọc độc), nhiễm trùng (sưng đỏ, sốt, có mủ).
  • Vết rắn cắn do cạp nia, cạp nong cắn thường không có gì đặc biệt.

7.2 Họ nhà Lục

Đặc điểm chung là:

  • Đầu thường hình tam giác.
  • Mắt có con ngươi hình elíp dựng đứng.

Biểu hiện nhiễm độc:

  • Sưng nề, phỏng nước
  • Chảy máu vùng vết cắn, chảy máu toàn thân khó cầm.
  • Tử vong do chảy máu, mất máu.

8. Sơ cấp cứu khi bị các loại rắn độc tấn công

8.1. Mục tiêu của sơ cứu:

  • Loại bỏ bớt nọc độc và làm chậm sự dịch chuyển của nó từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể.
  • Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
  • Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế.

8.2. Các bước sơ cứu nên cần làm khi rắn độc cắn

  1. Trấn an người bệnh.
  2. Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
  3. Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
  4. Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ ( cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.
  5. Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
  6. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.
  7. Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế gần nhất đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.

Chú ý: Bất cứ trường hợp nào bị các loài rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện. Trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

 

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)
Zalo
Liên hệ >