Tại sao trong nhà có gián? 9 nguyên nhân khiến bạn phải bất ngờ

Gián có thể xuất hiện trong nhà vì nhiều lý do khác nhau, có những lý do sẽ khiến bạn rất bất ngờ. Cùng Saovietpest tìm hiểu lý do tại sao trong nhà có gián và làm cách nào để đuổi gián, diệt gián đơn giản hiệu quả!

Tại sao nhà có gián
Tại sao nhà có gián

1. Gián là gì?

Gián là loài động vật quen thuộc có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ở những nơi có khí hậu ấm áp, đặc biệt là ở các khu vực đông dân và thành phố có lượng rác thải lớn, ô nhiễm nặng gián sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh.

Gián có mùi hôi mang theo nhiều chất bẩn, vi khuẩn và thậm chí có thể cắn người. Chúng cũng là loài côn trùng mang theo nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của bạn hay ảnh hưởng đến việc kinh doanh, sản xuất.

2. Phân loại gián

Gián thường hoạt động về đêm. Chúng thường sống theo đàn, bài tiết pheromone qua phân, chúng ăn rất khỏe và tấn công hầu hết các loại thực phẩm như: Rau củ, thịt, cá,… chúng có thể ăn bất kì thứ gì để tồn tại, thậm chí có thể ăn cả phân và xác đồng loại của mình.

Gián cũng có nhiều loại như: Gián Mỹ, gián Đức, gián Úc, gián Nhật,… tuy nhiên ở Việt Nam loài gián chúng ta thường dễ bắt gặp với mức độ sinh trưởng nhanh chóng là: Gián Mỹ và gián Đức.

2.1. Gián Mỹ

Gián Mỹ sống ở những nơi ẩm ướt, nóng ẩm, có đặc điểm là lưng có vân vòng khoen màu vàng, thường xuất hiện các bồn bể phốt, hoặc ống cống ngầm.

2.2. Gián Đức

Thường dài khoảng 10 – 15mm, có đường kẻ sọc đen, dày và thẳng. Thường sống ở nơi nhiệt độ cao và khô ráo.

  • Ở trong nhà, chúng ta thường thấy gián Mỹ nhiều hơn, nếu thấy gián Đức thì thường chúng ở gần tủ đồ, giường ngủ hoặc vali,…
  • Gián Đức được nhìn thấy phổ biến hơn ở các siêu thị, nhà hàng, khách sạn,…

3. Tại sao trong nhà có gián?

3.1. Trong nhà có thức ăn của gián

Bất kỳ loài vật nào cũng sinh sống gần chỗ có thức ăn – gián cũng vậy. Tuy nhiên gián là côn trùng ăn tạp, gián gần như có ăn bất cứ thứ gì mà chúng có thể tiêu hóa được, bao gồm: Thức ăn/thực phẩm thừa rơi dưới sàn/các ngóc ngách, giấy, rác thải hay thậm chí là quần áo hoặc sách vở,… Gián sẽ xuất hiện xung quanh những khu vực có thức ăn này.

3.2. Phòng ẩm thấp và không được thông gió

Tương tự như thức ăn, gián cũng tập trung gần chỗ có nước, đặc biệt là những nơi ẩm thấp và tối tăm, như phòng tắm, nhà bếp, dưới kệ đồ, tủ lạnh, tủ đông,… vừa thuận tiện để trốn, vừa dễ sinh sôi phát triển.

3.3. Trong nhà có chỗ mất vệ sinh

Gián là loài có khứu giác vô cùng nhạy bén, chúng có thể đánh hơi ngay cả những chai nhựa có mùi hôi tỏa ra, ở khu vực đổ rác, thùng rác, nhà vệ sinh,… không được dọn dẹp thường xuyên là nguyên nhân phổ biến để trong nhà xuất hiện gián.

gian-trong-nha-ve-sinh
Gián trong nhà vệ sinh

3.4. Đồ đạc không sạch sẽ

Đôi khi khăn lau, quần áo đã dùng bị rơi/để quên không giặt hoặc quần áo, chăn mền, ra gối không được sạch sẽ để lâu ngày cũng sẽ thu hút gián trú ngụ.

3.5. Dụng cụ nấu nướng bẩn để qua đêm

Bát, đĩa, nồi, dụng cụ nấu nướng, chảy mỡ không vệ sinh sau khi sử dụng mà để qua đêm cũng là một trong những nguyên nhân giúp cho gián xuất hiện ngày càng nhiều trong nhà bạn vì dầu mỡ và thức ăn thừa là thứ gián cực kỳ yêu thích.

3.6. Phòng ốc, đồ vật có kẽ hở tạo điều kiện để gián trú ngụ

Những khe hở giữa tường, giữa các tủ, những nơi tiếp giáp giữa các loại vật liệu như: Tấm mica ốp tường, ốp bàn, các rãnh, khe khuất dưới bàn inox,… đặc biệt là nếu các vị trí này gần khu vực có thức ăn thì rất dễ có gián trú ngụ.

3.7. Tiếp xúc với nguồn gián từ bên ngoài

Đôi khi bạn mua đồ đã qua sử dụng có sẵn gián bên trong mà không biết hay bạn vừa mới đi du lịch về, gián trốn trong vali đồ hoặc có trứng gián trong vali đồ mà không biết dẫn đến một thời gian sau thấy gián mặc dù phòng rất sạch sẽ.

3.8. Chủ quan với việc diệt gián

Gián sinh trưởng rất nhanh, đôi khi chúng ta chỉ thấy có một vài con gián nên không cần quan tâm diệt gián. Tuy nhiên, sau 2-3 tháng đôi khi số lượng có thể lên đến vài chục đến vài trăm con gián ẩn nấp trong nhà bạn.

3.9. Môi trường xung quanh lây lan gián qua

Nếu nhà của bạn sạch sẽ mà vẫn có gián thì có khả năng gián từ những khu xung quanh bò vào, một số trường hợp có thể kể đến như:

  • Gần nhà có khu vực tập trung chất thải hoặc có cống mất vệ sinh không được che đậy
  • Gần nơi sinh sống có nhà hàng, quán ăn
  • Gần nơi sinh sống có cửa hàng thực phẩm, bánh mì,…

4. Cách xử lý khi nhà có gián

Về cơ bản, nếu có thể ngăn chặn các nguồn thứ ăn, nước uống, đường xâm nhập của gián và giữ cho phòng sạch sẽ, gián hầu như sẽ không xuất hiện. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả trong việc ngăn gián xuất hiện và phát triển:

  • Thường xuyên vệ sinh dọn dẹp trong nhà và xung quanh nhà
  • Xử lý rác đúng quy định
  • Vứt bỏ những vật dụng không dùng
  • Bịt các khe hở, lối xâm nhập của gián
  • Giữ cho phòng sáng sủa, thông thoáng
  • Có thể sử dụng vỏ cam, chanh, tinh dầu bạc hà, bã cà phê hoặc long não để đuổi gián.
  • Dùng bình xịt diệt côn trùng hoặc bình diệt gián ở chợ hoặc siêu thị để đuổi hoặc diệt trừ gián.

Xử lý gián
Xử lý gián

Trường hợp tình trạng gián trở nên nghiêm trọng hoặc bạn thấy nhiều dấu hiệu của gián như: Những chấm đen phân gián, đường đi của gián, mùi hôi của gián,… nhưng lại không thấy gián ở đâu thì đây là lúc “Khẩn cấp” để liên hệ dịch vụ diệt gián của Saovietpest để được xử lý gấp trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Kết luận

Ngăn chặn và phòng ngừa sự xuất hiện của gián là việc cần thiết và cực kỳ quan trọng để hạn chế ô nhiễm thực phẩm, nguồn nước và nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm từ chúng mang lại… Nếu bạn thấy tổ gián, gián con, trứng gián xuất hiện trong nhà, bạn cần nhanh chóng xử lý vấn đề bằng cách biện pháp nêu trên hoặc nếu bạn đã thử những cách trên mà gián trong nhà vẫn nhiều, bạn cũng có thể liên hệ với Saovietpest để được khảo sát và tư vâấn miễn phí các vấn đề liên quan đến gián và các loại côn trùng, vật hại khác.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Zalo
Liên hệ >