Dự toán chống mối công trình xây dựng

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự toán chống mối công trình

Để xây dựng dự toán chống mối công trình phù hợp, điều cần quan tâm  là công trình xây dựng thuộc loại công trình nào. Được chia làm 4 loại sau:

  • Loại A: Công trình xây dựng có yêu cầu phòng mối ở mức rất  cao: Các công trình xây dựng thuộc loại đặc biệt như công trình đã có từ lâu (100  năm trở lên), công trình nhà cao tầng, cơ quan văn phòng, bảo tàng, công trình  mang tính lịch sử…
  • Loại B: Công trình có yêu cầu phòng mối mức cao: Công trình có thời  gian sử dụng từ 50 – 99 năm
  • Loại C: Công trình xây dựng có yêu cầu phòng chống mối mức ở mức trung bình: Các công trình có thời hạn sử dụng < 50 năm, nhà ít tầng xây  dựng ở địa bàn có mối hoạt động mạnh.
  • Loại D: Công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức thấp. Công  trình ít quan trọng, được xây dựng ở nơi không có mối hoạt động nhiều.

2. Đối với từng loại công trình: 

  • Công trình loại A, B: Phải thực hiện biện pháp phòng chống mối ngay  từ khi lập dự án thiết kế và dự toán chống mối công trình. 
  • Công trình loại C: Xem xét sử dụng một phần biện pháp chống mối.  (phòng chống mối ở các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí, hệ thống cửa bằng gỗ hoặc vật liệu xenlulo,…)
  • Công trình loại D: là loại không cần áp dụng ngay biện pháp phòng  chống mối trong khi thiết kế, thi công xây dựng.

3. Quy trình dự toán chống mối công trình 

  • Khảo sát công trình xây dựng cần phòng chống mối
  • Báo cáo thực trạng cho chủ đầu tư
  • Đưa ra biện pháp xử lý diệt mối
  • Dự kiến kế hoạch và thời điểm thực hiện các công việc phòng và diệt mối  trước khi khởi công phá dỡ.
  • Lên kế hoạch thực hiện thi công phòng chống mối kết hợp với thi công  xây dựng.
  • Sơ đồ phòng chống mối cho công trình
  • Dự toán chống mối công trình khi áp dụng các biện pháp phòng chống  mối.
Rate this post
Zalo
Liên hệ >