Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại

1. Những thông tin cơ bản về côn trùng

1.1. Khái niệm

Côn trùng là lớp phong phú nhất trong giới động vật, có một cuộc sống khá phức tạp, đa số côn trùng có khả năng bay. Cơ thể phân chia một cách đặc trưng thành ba phần: đầu, ngực và bụng. Đầu mang một đôi râu, mắt kép và mắt đơn. Phần phụ miệng phân hóa theo chế độ ăn uống. Ngực mang ba đôi chân có năm phần và điển hình là hai đôi cánh. Bụng thường không có chân. Đa số côn trùng sống ở cạn, hô hấp bằng hệ khí quản với các lỗ thở phân bố trên các đốt cơ thể. Cơ quan bài tiết là ống Malpighi. Thường trong chu trình sống có biến thái và ở những côn trùng biến thái thiếu, không có pha nhộng (pupae stage), thiếu trùng gần giống con trưởng thành (adults).

Côn trùng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống, mặc dù chỉ có số ít các loài sống ở biển và đại dương, nơi mà động vật giáp xác chiếm ưu thế hơn.

Vai trò của nhiều loài côn trùng là có lợi như thụ phấn cho hoa, ăn thịt hoặc ký sinh trên các loài sâu hại nhưng cũng có một số đáng kể thường xuyên gây ra những tác hại to lớn cho nông, lâm nghiệp và sức khỏe con người. Con người đã phải khá vất vả nghiên cứu tìm ra những biện pháp đấu tranh với chúng để giành giật lại những phần bị mất mát trong môi trường sống đầy bí ẩn.

Về hình thái và phát triển, mô hình giải phẫu côn trùng gồm có:

TMFrC2GU 7 tf1eEseSPlDg3 L8SonMJVM3 QjL3deADUjfJx9NJeAGsBrZ gc8aIGAsfDhjXirm EmgUxeUF9Jh8QigN0 TcNSJ

Cấu tạo bên trong cơ thể côn trùng

ENR59xA6wJZ6wPgZr0kpA8TWvoBq0nL2J0A693wk3UvXo8VNWo9GhM27wH MIgobxDZbdd9nWmkeI

Kích thước côn trùng dao động khoảng từ trên dưới 1mm tới khoảng 180mm về chiều dài. Côn trùng có cơ thể phân đốt và được bảo vệ bởi một bộ xương ngoài, một lớp cứng được cấu tạo chủ yếu bởi kitin. Cơ thể được chia thành đầu, ngực và bụng. Trên đầu có một cặp râu là cơ quan cảm giác, một cặp mắt kép và 2 mắt đơn (ở giai đoạn sâu non có thể là 6 mắt đơn) và một miệng. Ngực có 6 chân (mỗi đốt một cặp chân) và 2-4 cánh (ở các loài có cánh). Bụng có cơ quan bài tiết và cơ quan sinh sản. Côn trùng có một hệ tiêu hoá hoàn chỉnh, gồm một ống liên tục từ miệng tới hậu môn, khác với nhiều loài động vật chân khớp đơn giản khác có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. Cơ quan bài tiết gồm các ống malpighi, với chức năng thải các chất thải chứa nitơ, ruột sau làm nhiệm vụ điều hoà áp suất thẩm thấu, đoạn cuối ruột sau có khả năng tái hấp thu nước cùng với muối natri và kali. Vì vậy, côn trùng thường không bài tiết nước ra cùng với phân, thực tế thì chúng cho phép dự trữ nước trong cơ thể. Quá trình tái hấp thu này giúp chúng có thể chịu đựng được với điều kiện môi trường khô và nóng.

hfGmFL7gTt5N9StUpMT 3NzGMhD6e8sMpTdhXH1sRb1xLC537CsBBo9DkCtBQVKgs1yFRHuYTGaYEILWw7tn8u9Wc I3XuKH7FNZ2mR9Sb333UaFR92VYcj3q9DXJG5pT9Qvh69f5qgO6jkpG9h O4

Hình thái một số loại côn trùng

Hầu hết côn trùng có hai cặp cánh liên kết với đốt ngực 2 và 3. Côn trùng là động vật không xương sống duy nhất đã tiến hoá theo hướng bay lượn và chính điều này đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của chúng. Các côn trùng có cánh và những côn trùng không cánh thứ sinh đã tạo nên nhóm có cánh (Pterygota). Cơ chế bay của côn trùng cho đến nay vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ, người ta cho rằng nó phụ thuộc rất lớn vào khối không khí nhiễu loạn do cánh tạo ra. Ở những côn trùng nguyên thuỷ lại dựa chủ yếu vào tác động của hệ cơ lên cánh và cấu trúc của cánh.

Ở những bộ tiến hoá hơn như Neoptera, cánh thường gập lại trên lưng khi chúng nghỉ ngơi. Ở những côn trùng này, cánh được hoạt động bởi các cơ bay gián tiếp mà giúp cánh vận động bằng cách ép mạnh lên thành ngực. Những cơ này có thể co lại khi bị căng ra mà không cần sự điều khiển của hệ thần kinh, điều này cho phép chúng tạo ra tần số co giãn cơ tương đối cao.

fIURx6YyMRbjZB1FbNiIdAHzjsZst79AnLQLaRgX033e20s3OQLoMF3JW3nu4kWqk2swUIuj6cKhV9 U7XPJpXalYbQqh B7rEUOkcHc4k75C8Vdm sGMzmQbs0s0hDX3aHfHKtYl8h1eiAHa5HhRSc

Một số loại côn trùng gây hại cây trồng

Côn trùng sử dụng cơ quan hô hấp khí quản để vận chuyển oxy vào trong cơ thể. Các ống khí này mở ra ở bề mặt cơ thể và được gọi là lỗ thở (mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở ở 2 bên), từ đây không khí được dẫn vào hệ thống khí quản. Không khí đi vào các mô thông qua các nhánh khí quản. Vòng tuần hoàn của côn trùng, cũng như tất cả các chân khớp khác là một hệ hở. Tim bơm dịch huyết vào động mạch qua xoang tim.

Sâu, ấu trùng của loài cánh vảy Lepidoptera (bướm và ngài) biến thái không hoàn toàn. Côn trùng nở từ trứng, trải qua nhiều lần lột xác trước khi đạt tới kích thước trưởng thành của loài. Cách sinh trưởng này là bắt buộc vì chúng có bộ xương cứng bên ngoài, được cấu tạo chủ yếu bởi kitin (chitin). Lột xác là quá trình mà con vật thoát khỏi lớp xương ngoài cũ để tăng lên về kích thước, sau đó hình thành nên bộ xương ngoài mới, vì lớp xương ngoài bằng kitin hoặc đá vôi của các loài chân khớp không thể tăng lên về kích cỡ, trong khi cơ thể của chúng luôn luôn lớn lên cho tới lúc trưởng thành. Ở hầu hết các loài côn trùng, giai đoạn trẻ được gọi là thiếu trùng (nymph).

aT58EPpagYaTweT5W4 aYZ6llnPW5YsR5IHPYVp0N1o4RL4dTWvtBLDJF5 HFogo4dArPZ57kOefgC qg5y 9dqQeQ9Lzh0cnciSIdw1aL4DcmkWAJVNBW13Wc5j5IYeV5cQvzcPmgLsrCSnK4RdcLY

Một số loại côn trùng phổ biến gây hại cho người

Thiếu trùng có thể có cấu tạo tương tự như thành trùng như ở châu chấu (mặc dù cánh vẫn chưa chỉ phát triển đầy đủ cho đến giai đoạn trưởng thành). Đây là những côn trùng biến thái không hoàn toàn. Ở những côn trùng biến thái hoàn toàn (hầu hết côn trùng), trứng nở thành dạng ấu trùng, có dạng giống như giun đất, gọi là giai đoạn sâu non. Ấu trùng phát triển và cuối cùng biến thái thành nhộng (pupa – một giai đoạn được bao bọc trong kén) ở một số loài. Ở trạng thái kén, chúng trải qua những thay đổi đáng kể về hình dạng và cuối cùng chui ra khỏi kén như một con trưởng thành hay còn gọi là hoá vũ. Bướm là một ví dụ tiêu biểu cho bọn côn trùng có biến thái hoàn toàn.

1.2. Tập tính

Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để “dẫn đường” cho ong. Bướm đực có cái “mũi chuyên hóa” là đôi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có dạng lông vũ hoặc không có đầu mút tròn) có thể ngửi thấy pheromone của bướm cái từ khoảng cách vài km.

Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay ong, chúng sống cùng nhau trong một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gen (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như một “siêu cơ thể”. Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái duy nhất có khả năng sinh sản, và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là mẹ của mọi con côn trùng khác trong thị tộc, bao gồm những con thợ là những con cái không có khả năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ, từ kiếm thức ăn, vệ sinh tổ và vệ sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng…

Con chúa điều khiển lũ con của mình bằng pheromon, và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng lại cho ra đời một lứa con chúa là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những con này sẽ bay đi để tạo nên một thị tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào nhà bạn chính là hình ảnh minh họa rõ nét của chúng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt. Còn những con đực chỉ đóng vai trò sinh sản.

Một tập tính quan trọng của côn trùng là một vài loài và ở một số giai đoạn biến thái chúng có thời kỳ ngủ đông(hibernate) và thời kỳ đình dục (diapause).

1.3. Giác quan của côn trùng

Một trong những lý do giúp côn trùng không ngừng tồn tại, tiến hóa và phát triển trong suốt hàng trăm triệu năm qua, thích ứng với mọi môi trường sống trên cạn chính là một hệ thống giác quan cực kì nhanh nhạy và chính xác mà tạo hóa trang bị cho chúng, được sử dụng trong mọi hoạt động di chuyển, tìm kiếm thức ăn, trốn tránh kẻ thù và sinh sản.

  • Nhặng xanh (thuộc bộ Diptera, những vũ công thiện nghệ trong thế giới côn trùng
  • Kiến có thị giác kém hơn, thích ứng với đời sống dưới lòng đất tối tăm, không bay lượn, giao tiếp bằng các mùi hóa học.
  • Chuồn chuồn ngô với một cái đầu… toàn mắt.
  • Con ngài có ăngten hình lông vũ. Ngài đực dùng ăng ten để tìm kiếm bạn tình.
  • Chuồn chuồn (thuộc bộ Odonata có đôi mắt kép gồm hàng chục ngàn thấu kính bao phủ khắp đầu, giúp chúng có tầm nhìn rộng để phát hiện con mồi và địch thủ.

Thị giác của côn trùng thuộc hàng tốt nhất trong thế giới động vật. Và chúng lại có tới hai loại mắt: mắt kép và mắt đơn. Mỗi mắt kép của côn trùng được tạo nên bởi hàng trăm, hàng nghìn thấu kính nhỏ (là một tế bào thị giác) có kích thước hiển vi, mỗi thấu kính lại tiếp nhận một hình ảnh giống hệt nhau, điều đó có nghĩa là nếu bạn đứng trước một con ruồi, thì trong mắt nó, hình ảnh của khuôn mặt bạn sẽ được nhân lên hàng nghìn lần để hiển thị trên cũng ngần ấy thấu kính tí hon. Trong khi đó, mỗi mắt đơn chỉ được cấu tạo bởi một thấu kính như vậy, và chỉ có tác dụng cảm nhận sáng tối mà thôi. Một số côn trùng có cả mắt đơn và mắt kép, trong khi những côn trùng khác chỉ có mắt đơn. Đặc biệt, mắt của côn trùng không chỉ nằm trên đầu. Các nhà khoa học đã thử bịt kín đầu của một con côn trùng, nhưng nó vẫn cảm nhận được vùng có ánh sáng nhờ những tế bào thị giác nằm rải rác trên cơ thể.

Qlx0v9n16nAxDiLiKMk2QjABw7T3xk soti4 zAE9jhXFOT4MX l8ytRLmOGQ
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 41

Không phải côn trùng nào cũng có thị giác tốt như nhau. Những côn trùng có lối sống săn mồi và ham thích bay lượn vào ban ngày như chuồn chuồn, ruồi, bọ ngựa, ong, bướm và bọ cánh cứng thường có thị giác rất tốt, bằng chứng là đôi mắt của chúng gần như bao trùm một nửa hay toàn bộ cái đầu.

Những côn trùng khác ưa tối và hoạt động vào ban đêm (như gián), có cuộc sống chật chội dưới những hào sâu trong lòng đất (như kiến và mối thì có thị giác kém hơn rất nhiều. Bù lại, con gián có đôi ăng ten dài có vai trò xúc giác (chạm vào các vật thể xung quanh như chiếc gậy dò đường của người mù), vai trò khứu giác giúp chúng tìm ra chiếc bánh ngọt của bạn và có những lông xúc giác cực nhạy nhô ra từ đằng sau bụng có thể cảm nhận mọi rung động nhỏ nhất của không khí và mặt đất xung quanh giúp chúng biến mất ngay khi con người xuất

hiện trong bếp. Mối là hậu duệ tiến hóa của gián, phần lớn chúng đều mù, và một số loài kiến, kẻ thù truyền kiếp của chúng cũng vậy. Nhưng chúng có hệ thống khứu giác hết sức ưu việt và một tập thế sinh sản được tổ chức một cách thông minh, giúp cả tập đoàn kiến thống nhất như một cơ thể trong mọi hoạt động sống thường ngày.

1.4. Ngụy trang và tự bảo vệ

Bốn trăm triệu năm tồn tại trên Trái Đất cũng là bốn trăm nghìn năm côn trùng liên tục đấu tranh sinh tồn để đạt được ngôi vị thống lĩnh về số lượng trong giới động vật như ngày nay. Khi mà tác động của môi trường ngày càng thu nhỏ kích thước của côn trùng trong quá trình tiến hoá thì mỗi động vật yếu ớt và bé nhỏ ấy phải tự trang bị cho mình một thứ vũ khí bí mật để tồn tại trước các loài săn mồi, tạo nên một thế giới sinh vật vô cùng phong phú về các phương pháp lẩn trốn và ngụy trang.

  • Ngụy trang: Bằng màu sắc và hình dáng của cơ thể, chúng thường ngụy trang thành các vật thể của môi trường sống. Ví dụ: Cành cây, lá khô;
  • Giả trang: Côn trùng thường giả trang thành con có độc để đe dọa đối phương;

Một vẻ ngoài xấu xí nhưng rất khó phát hiện. Chú châu chấu với màu áo của bùn và địa y bám chặt trên mỏm đá đồi.

1.5. Vai trò của côn trùng với môi trường và đời sống con người

Một con châu chấu ở giai đoạn thiếu trùng, đại diện cho loài côn trùng biến thái không hoàn toàn. Ở giai đoạn này, hình dáng bên ngoài của thiếu trùng đã gần như giống hệt thành trùng, nhưng kích cỡ nhỏ hơn, và cánh ngắn chưa phát triển hoàn toàn. Chúng cần trải qua nhiều lần lột xác nữa để trưởng thành và tham gia sinh sản.

Chỉ có 0,1% các loài côn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người. Nhiều côn trùng được coi là những con vật có hại với loài người vì chúng truyền bệnh (ruồi, muỗi), phá hủy các công trình (mối), hay làm hỏng các sản phẩm lương thực (mọt). Các nhà côn trùng học đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát chúng mà phổ biến nhất là thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, ngày nay các phương pháp kiểm soát bằng sinh học đang ngày càng được dùng phổ biến hơn.

Mặc dù các côn trùng có hại thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bên cạnh đó vẫn có nhiều loài có lợi cho môi trường và con người. Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ ong, bướm, kiến…). Sự giao phấn(pollination) là sự trao đổi (hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi trường đã làm giảm các quần thể “nhà giao phấn” (pollinator) này. Số lượng các loài côn trùng được nuôi với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời ký phát triển thịnh vượng.

Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lấy mật. Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử loài người, các mối quan hệ thương mại được thiết lập trên con đường vận chuyển tơ lụa giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Ấu trùng maggot được sử dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng ăn các phần chết thối. Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới.

Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người trong khi nó lại là đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài người. Người ta không thể ước tính được có bao nhiêu loài côn trùng đã nằm trong thực đơn của con người nhưng nó đã có mặt trong rất nhiều thức ăn, đặc biệt trong ngũ cốc. Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng các luật bảo vệ thực phẩm ở nhiều nước không ngăn cản việc có mặt của côn trùng trong thức ăn.

Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ hung là thần linh, bên cạnh nhiều động vật linh thiêng khác của họ như cá sấu, hà mã, cá trê, chim ưng… Điều này bắt nguồn từ một sự quan sát gắn với truyền thuyết: những con bọ hung Ai Cập sử dụng phân động vật làm thức ăn cho những con non của nó. Mà với một số lượng bọ hung đông đúc hoàn toàn sống dựa vào những bãi phân thì đối với chúng, thứ thức ăn bốc mùi này quả thật quý như vàng, và vì thế mà tranh chấp xảy ra. Chúng phải tìm cách lăn cục phân đi càng nhanh càng tốt khỏi đống phân và tìm một nơi chôn “kho báu” để giữ cho nó không bị cướp lại bởi những bà mẹ côn trùng khác.

Chúng sử dụng hai chân sau để lăn phân-điều này đồng nghĩa với việc phải lộn ngược thân mình trong tư thế trồng cây chuối, mà như vậy thì không tiện cho việc quan sát đường đi cho lắm. Bởi vậy, những con bọ hung sử dụng hướng di chuyển của Mặt Trời, tức là từ Đông sang Tây làm la bàn định vị, những ông chủ kim tự tháp nhìn thấy các viên phân tròn dịch chuyển theo hướng di chuyển của Mặt Trời, rồi lại biến mất xuống lòng đất (bọ hung chôn phân trước khi đẻ trứng lên đó) đã ví những hình tượng không lấy gì làm vệ sinh lắm ấy với thần Mặt Trời, thần linh tối cao của họ. Và để trả ơn cho công lao dọn vệ sinh của con bọ hung, người Ai Cập đã trao cho chúng cái chức danh “người dẫn đường cho thần Mặt Trời”.

Một con bọ rùa ở giai đoạn trưởng thành, đại diện cho loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Cả thành trùng lẫn ấu trùng bọ rùa đều ăn rệp vừng, và là thiên địch tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát số lượng rệp hại cây. Hầu hết chúng ta đều không ý thức được rằng, lợi ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn côn trùng (insectivores). Nhiều loài côn trùng như châu chấu có thể sinh sản nhanh đến nỗi mà chúng có thể bao phủ Trái Đất chỉ trong một mùa sinh sản.

Tuy nhiên có hàng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của châu chấu, một số khác thì ăn cả những con trưởng thành. Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của các loài chim, nhưng chính côn trùng, mặc dù không thực sự quyến rũ như những loài lông vũ kia mới chính là những con vật có vai trò quan trọng hơn. Với bất kỳ loài côn trùng có hại nào, như con người thường gọi, thì cũng có một loài ong bắp cày là vật ký sinh hay là thiên địch của chúng và giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các loài có hại đó.

1.6. Hoá thạch và tiến hoá

Các mối quan hệ của các nhóm côn trùng vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù người ta vẫn cho rằng côn trùng cùng nhóm với nhiều chân (millipedes & centipedes). Các bằng chứng đã cho thấy côn trùng có mối quan hệ với giáp xác. Hóa thạch côn trùng được tìm thấy trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 350 triệu năm trước. Các dạng đó bao gồm một vài bộ hiện nay đã tuyệt chủng và có nhiều loài lớn hơn các loài côn trùng đang sống hiện nay. Có rất ít những dữ liệu sơ khai về các côn trùng bay vì các côn trùng có cánh sớm nhất đã có khả năng bay. Ngày nay, người ta cho rằng cánh là do các mang biến đổi cao độ mà thành và một vài côn trùng có một cặp cánh nhỏ gắn vào đốt ngực thứ nhất và như vậy nó sẽ có tổng số 3 cặp cánh.

Kỷ Permi, cách đây 270 triệu năm, đã chứng kiến sự phát triển thịnh vượng của các nhóm côn trùng; nhiều nhóm đã tuyệt chủng cùng trong sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi – Trias, sự tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử trái đất. Các loài cánh màng thích nghi thành công nhất ở kỷ Creta nhưng phát triển đa dạng ở đại Tân Sinh.

Nhiều loài côn trùng ngày nay đã phát triển từ đại Tân sinh. Trong thời kỳ này chúng ta tìm thấy các côn trùng được bảo vệ trong hổ phách, một điều kiện hoàn hảo và dễ dàng trong việc so sánh với các loài hiện nay. Khoa học nghiên cứu hóa thạch côn trùng được gọi là paleo entomology.

1.7. Quan hệ với con người

Nhiều loài côn trùng được coi là loài gây hại của con người. Côn trùng được coi là loài gây hại bao gồm những loài ký sinh (muỗi, chí, rệp), truyền bệnh (muỗi, ruồi), gây thiệt hại (mối) hoặc phá hoại hàng hoá nông nghiệp (cào cào, mọt ngũ cốc). Nhiều nhà côn trùng học đã tiến hành nhiều hình thức kiểm soát dịch hại như nghiên cứu cho các công ty để sản xuất thuốc trừ sâu, nhưng ngày càng kiểm soát dịch hại dựa vào phương pháp sinh học như dùng thiên địch. Phương pháp sinh học sử dụng một trong những sinh vật để giảm mật độ dân số sinh vật khác (các loài vật gây hại) và được xem là một yếu tố quan trọng của quản lý dịch hại tổng hợp.

Mặc dù nhiều nỗ lực to lớn để kiểm soát côn trùng, những cách thức mà con người áp dụng có thể gây chết các thiên địch. Việc sử dụng bừa bãi các chất độc có thể giết nhiều loài trong hệ sinh thái, gồm cả những loài ăn côn trùng như chim, chuột và nhiều loài khác. Một ví dụ điển hình là việc sử dụng DDT đã gây hại cho các động vật hoang dã và giết nhiều thiên địch.

2. Lịch sử nghiên cứu về côn trùng và phòng chống côn trùng

Nhà triết học và tự nhiên học người Hy Lạp: Aristotle (384 – 322 trước CN) là người đầu tiên dùng thuật ngữ “Entoma” tức động vật phân đốt để chỉ côn trùng và ông đã nói tới 60 loài “sâu bọ” (Cedric Gillott, 1982). Châu u, nhà giải phẫu học người Italia là Malpighi (1682 – 1694) lần đầu tiên công bố kết quả giải phẫu tằm => các nhà khoa học đã đặt tên cho hệ thống bài tiết của côn trùng là ống Malpighi. Tác phẩm đầu tiên về côn trùng từ thế kỷ XVIII “Hệ thống tự nhiên” của Carl Von Linnaeus (1707 – 1778) với hệ thống phân loại côn trùng còn sơ khai (7 bộ).

Nghiên cứu thực sự về côn trùng do người Pháp chủ trì, thế kỷ 18-19. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1953, phòng nghiên cứu côn trùng thuộc Viện khảo cứu trồng trọt đã được thành lập tại chiến khu Việt Bắc => mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của ngành côn trùng học VN. Năm 1960, Hội Côn trùng Việt Nam đã ra đời trên cơ sở tập hợp đội ngũ những người nghiên cứu côn trùng ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở miền Bắc.

Vào cuối thế kỷ 19, người ta phát hiện ra một số loài côn trùng, động vật chân đốt là trung gian truyền bệnh quan trọng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như: sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ, sán máng, viêm não Nhật Bản, trypanosoma…. Chúng không những gây nguy hại đến tính mạng về con người mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội do làm mất thời gian, chi phí chữa bệnh và phòng chống véc tơ truyền bệnh.

Do một số bệnh truyền nhiễm cho đến nay chưa có vắc xin hoặc thuốc điều trị đặc hiệu nên việc quản lý và theo dõi dịch bệnh chủ yếu là giám sát côn trùng trung gian truyền bệnh (véc tơ). Công tác phòng chống véc tơ ban đầu dựa vào biện pháp cơ học bao gồm: làm lưới che nhà cửa, dùng màn hoặc làm thay đổi môi trường sống như: san lấp đầm lầy hoặc các vũng nước là nơi véc tơ truyền bệnh đẻ trứng, hoặc phun dầu vào các ổ đẻ trứng…

Năm 1940, việc khám phá ra DDT (dichlorodiphenyltrichloroethane) là bước đột phá trong phòng chống bằng hóa chất đối với một số loài côn trùng như muỗi, ruồi đốt máu, ve, bọ chét và chấy rận…, đặc biệt vào thập niên 1950 – 1960, có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng biện pháp phun DDT rộng rãi nhằm phòng chống và tiêu diệt những bệnh do côn trùng truyền. Biện pháp này tỏ ra hiệu quả mang đến thành công bước đầu, do vậy một số nước có xu thế ngừng hoặc giảm các hoạt động khác nhằm phòng chống côn trùng truyền bệnh. Tuy nhiên sự thành công đã không mang tính bền vững do côn trùng thường phát triển tính kháng với các loại hóa chất đang sử dụng, thực trạng đó đặt ra nhu cầu cần phát triển các loại hóa chất mới với chi phí tăng gấp nhiều lần.

Thành công lâu bền đối với việc phòng chống véc tơ truyền bệnh chỉ đạt được ở những nơi mà môi trường thay đổi theo hướng côn trùng truyền bệnh không thích hợp với sinh cảnh của chúng.

Lợi ích của các phương pháp thay thế hóa chất diệt như: cải tạo môi trường, phòng chống sinh học đã được hồi sinh do có sự đề kháng ngày càng tăng của côn trùng truyền bệnh, có sự đề kháng với hóa chất diệt cũng như sự ảnh hưởng đáng kể đối với môi trường khi sử dụng hóa chất diệt.

Song song với việc thích ứng những kỹ thuật phòng chống côn trùng truyền bệnh hiện có và nghiên cứu phát triển các biện pháp phòng chống mới để sử dụng thay thế hoặc kết hợp. Ở một số nơi, người ta thực hiện các chương trình phòng chống lồng ghép vào y tế cơ sở cùng các ban ngành liên quan nhằm cải thiện khả năng thực hiện các chương trình phòng chống sao cho cán bộ y tế, cộng đồng và các cá nhân có thể hành động phòng chống vì sức khỏe của chính mình và có thể tiết kiệm nguồn kinh phí đầu tư.

Ngày nay, người ta thường ưu tiên cho việc phát triển những biện pháp phòng chống đơn giản, an toàn, thích hợp, không ảnh hưởng đến môi trường và chi phí thấp để thực hiện hiệu quả côn trùng truyền bệnh (Màn ngủ, rèm cửa tẩm hóa chất; các loại bẫy; hương xua, kem xua; bã hóa chất; kỹ thuật tưới tiêu làm giảm nơi đẻ trứng của côn trùng không ảnh hưởng đến mùa màng…).

3. Một số loại côn trùng gây hại sức khoẻ và đời sống

3.1. Kiến ba khoang (Paederus fuscipes)

a. Đặc điểm sinh học:

Z8WQfcbEVg58 pNJNCc7HeGPbflDIdx3UzlFNLvlX8hWxAA09igRqitR23yp3vSt8Hf2YZCDOsGQN4SLOufpSxwMWMJq3SKxO IzmiS7iRbFWP0P2RSF8kK2CnECX6JbejK PJKFq YIvkb095uOg68
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 42

Trong phân loại khoa học, họ staphylinidae có 25 loài Paederus, trong đó Paederus fuscipes phân bố rộng trên toàn thế giới và chúng phát triển trên tất cả các hệ sinh thái đồng ruộng ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt nam, kiến ba khoang được phát hiện nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các đám ruộng bao quanh thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng trồng rau thuộc ngoại thành Hà Nội. Con trưởng thành kiếm ăn trên mặt đất, đầm lầy và trên ruộng lúa; ban đêm kiến ba khoang thường bay vào nhà vì bị thu hút bởi ánh sáng đèn.

Vòng đời:

Vòng đời kiến ba khoang phát triển qua các giai đoạn: trứng – ấu trùng (có 2 tuổi) – nhộng – thành trùng. Trong đó, thời gian ủ trứng trung bình là 3-19 ngày, ấu trùng tuổi 1 là 4-22 ngày, ấu trùng tuổi 2 là 7-36 ngày, giai đoạn nhộng là 3- 12 ngày (giai đoạn này thường xảy ra trong hang đất ẩm ướt bên dưới mặt đất), cả vòng đời của kiến ba khoang kéo dài từ 22-50 ngày (trung bình 36 ngày). Con cái đẻ từ 18-100 trứng (trung bình 70-80 trứng) và tỷ lệ trứng nở là rất cao 95- 100%. Tuổi thọ của thành trùng kéo dài khoảng 38-40 ngày, con đực thường sống lâu hơn con cái. Mật độ phát triển cao từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10.

b. Tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng:

Kiến ba khoang gây hoang mang lo lắng cho người dân ở những vùng đô thị vì khi tiếp xúc phải chất dịch tiết ra từ cơ thể chúng sẽ gây tổn thương trên da. Chất độc Pederin có trong cơ thể kiến ba khoang có tính xuyên thấm qua da, cho nên khi chúng bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người gây cảm giác cháy da, đau đớn. Hàm lượng chất độc ở con cái thường cao hơn gấp 10 lần so với con đực.

Tuy nhiên, kiến ba khoang cũng có thể giúp cho người dân ở các vùng nông nghiệp được một số lợi ích đáng kể vì chúng có khả năng săn mồi rất cao, khi ăn một số loài sâu hại quan trọng như: rầy nâu, rầy xanh hai chấm, rầy phấn trắng và rầy mềm…

3.2. Bọ xít (Triatoma rubrofasciata)

a. Đặc điểm sinh học:

Triatominae là một phân họ côn trùng trong họ Reduviidae. Có khoảng 130 loài là hematophagous sống bằng máu của các động vật có xương sống, một số ít các loài khác lại sống nhờ các động vật không xương sống. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở châu Mỹ, số ít ở châu Á, châu Phi và châu Úc. Ở Việt Nam, mới chỉ phát hiện được 3 loài (Triatoma rubrofassiata – De Geer, 1773; Triatoma bouvieri – Larousse, 1924 và Triatoma migrans – Breddin, 1903). Trong đó, bọ xít Triatoma rubrofassiata còn được gọi là bọ xít hút máu, chúng xuất hiện khắp các khu dân cư và ở cả một số thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

d6GPo0smmmP4iXJ7U vQhx9wHx4d01jrDVvXtSUwddyjho39vuCMNsIzqjQVRA6u3H7uYkJCOyiBc0hxQyKdaWGfSoP1f05fOhf3vyoLoQt7fBza9SYXh
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 43

Ổ bọ xít hút máu có cùng chung một tính chất là tập trung ở gần nơi sinh sống của con người có điều kiện ẩm thấp, hoặc các kho chứa gỗ vụn, củi hoặc các vật dụng bỏ đi. Bọ xít sống chui rúc, lẩn trốn ban ngày và đi hút máu vào ban đêm nhờ nhiệt tỏa ra từ vật chủ và sự hấp dẫn bởi ánh sáng đèn. Các con trưởng thành sẽ phát ra một mùi cay, hôi khi cảm thấy bị đe dọa, và có khả năng phát ra âm thanh bằng cách cọ xát mũi ở một cái khe nhỏ dưới đầu nhằm thu hút đồng loại.

Vòng đời:

Vòng đời bọ xít Triatoma rubrofasciata bao gồm các giai đoạn: trứng – nhộng – con trưởng thành. Bọ xít trải qua các giai đoạn lột xác không hoàn toàn, một con nhộng hình sao không cánh nở ra từ một quả trứng, chỉ bằng đầu của một cái nĩa. Nó lần lượt mọc ra 1 cánh, 2 cánh cho đến khi đầy đủ 5 cánh. Sau cùng chúng trưởng thành, và có thêm 2 cánh. Tất cả các con nhộng và con trưởng thành đều hút máu trong quá trình phát triển của bọ xít, một con bọ xít hút máu có thể sinh sản 100-200 trứng ở bất cứ nhiệt độ, môi trường nào và 80% trong số đó tồn tại được nếu có đủ thức ăn. Bọ xít sống rất dai, chỉ cần hút máu 2-3 lần/năm là có thể sống cả vòng đời khoảng từ 350-400 ngày.

b. Tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng:

Bọ xít Triatoma rubrofasciata là một loài côn trùng hút máu nên vết chích của nó khiến con người khó chịu, dị ứng rộng, thậm chí gây sốt nhất là với trẻ em. Ngoài ra, loài này được biết đến là một vectơ phụ truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi ở Châu Mỹ La Tinh gây ra bệnh Chagas (một loại bệnh gây tắc nghẽn mạch máu, làm xơ tim, nhiễm trùng máu), bệnh Chagas đã lan ra nhiều nước ở khắp các châu lục bởi xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế…

Ở Việt Nam, bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata gây ra nhiều băn khoăn và lo lắng trong người dân. Kể từ đầu năm 2010 đã ghi nhận 86 lần bọ xít đã tấn công hút máu người trong đó 63/86 đốt người lớn và 23/86 đốt trẻ em. Cụ thể, bọ xít đốt vào cơ thể gây ngứa và sưng, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về ký sinh trùng có trong bọ xít hút máu và khả năng lây truyền sang người.

3.3. Ruồi Glossina

LgOafbYmKBZaBqP anXWsUyg6H0igiJUnGBk8Dty6Qfeq6347fq1LaLYelsbqejzjB99i886Xho7IoXkXU BwF1BLrNRlsLVoxUP7hq7nUqAdsPoO3dkL4bgjlyS3hpFLlvT5q3YnGgW1zUr 5KKEQ
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 44

a. Đặc tính sinh học:

Ruồi Glossina có khoảng 30 loài, trong đó số loài và các chi như: Tsetse flies, Palpalis flies; Tabanids, Stomoxes, haematobia, hippoboscidae. Chúng phân bố rất rộng chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Phi, từ 15 độ vĩ bắc 20 độ Nam và lan rộng ra một số nước châu Á và Nam Mỹ.

Tại Việt Nam, có 4 loài ruồi hút máu, 2 loài phổ biến ở tất cả các vùng là Stomoxys calcitrans và Liberosis exigua; 2 loài chỉ thấy ở những vùng sinh cảnh đặc biệt là Bdellolarynx sanguinolentus (chỉ xuất hiện ở vùng có độ cao dưới 1000 mét), Stomoxys indica (chỉ thấy ở vùng núi Cẩm Thuỷ – Thanh Hoá).

Vòng đời:

Ruồi Glossina có vòng đời khá bất thường đối với một con côn trùng. Chúng sinh sản rất nhanh và bất cứ khi nào có thể với số lượng rất lớn ruồi cái để duy trì khả năng sinh tồn. Tuy nhiên, ruồi Glossina chỉ đẻ một ấu trùng tại một thời điểm và ấu trùng được ủ bên trong cơ thể cho đến khi ấu trùng được phát triển đầy đủ.

Vòng đời của Ruồi Glossina trải qua các giai đoạn như sau: ấu trùng – nhộng – con trưởng thành. Sau khi giao phối, trứng sẽ nở thành ấu trùng và ở lại trong bụng ruồi cái khoảng từ 7 đến 9 ngày trước khi ấu trùng được đẻ ra ngoài. Ấu trùng mới sinh được phát triển đầy đủ và không ăn, chúng tìm kiếm một nơi thích hợp để phát triển thành nhộng, thường là ở dưới lòng đất hoặc ở nơi đất cát lỏng lẻo. Các ấu trùng bắt đầu chuyển đổi thành một con nhộng bằng cách làm tròn lên thành một hình dạng thùng. Quá trình này thường bắt đầu khoảng 1 giờ sau khi đẻ. Khoảng một vài giờ thì lớp vỏ ngoài của nhộng được gọi là puparium sẽ cứng dần và có màu tím nâu sẫm. Khoảng một tháng sau khi hóa nhộng, ruồi sẽ phá vỡ lớp vỏ ngoài và trở thành con trưởng thành. Việc phá vỡ lớp vỏ ngoài diễn ra nhanh trong khoảng thời gian là 5 giây. Khoảng 15 phút sau khi ra ngoài cơ thể sẽ hoàn toàn khô, cứng và ruồi có khả năng bay.

Ruồi cái trưởng thành có kích thước từ dài 6mm – 13mm, có thể sống từ 1 – 3 tháng và chúng sẽ bay đi tìm mồi hút máu và giao phối, toàn bộ chu kỳ bắt đầu một lần nữa.

b. Tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng:

Một số loài với số lượng rất đông và có thể gây ra mối phiền hà lớn, gây rất khó chịu cho người đang làm việc và nghỉ ngơi bởi sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.

Ruồi có thể truyền bệnh bởi vì chúng tự do kiếm ăn trên các thức ăn của người và các chất dơ bẩn tương tự. Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống, không khí, tay và sự tiếp xúc giữa người và người với các bệnh truyền nhiễm đường ruột (kiết lỵ, ỉa chảy, tả, thương hàn và một số bệnh giun sán nhất định…) và bệnh ngoài da (nấm, phong, mụn cóc..).

Chúng cũng có thể đốt chích rất đau, sau đó đôi khi sưng tấy và viêm, sự kích thích có thể kéo dài hàng tuần. Ở một số vùng nhiệt đới, khi bị ruồi đốt, có thể có nguy cơ nhiễm một số bệnh đặc biệt là Trypanosoma. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về ký sinh trùng có trong ruồi và khả năng lây truyền sang người ở Việt Nam.

3.4. Gián và tác hại của gián

Gián là loài côn trùng có đôi cánh ôm kín lưng, kích thước khác nhau tùy theo loài, có thể dài từ 2 – 3mm đến 80mm, thân có màu nâu sáng hoặc đen và chúng ít khi bay.

Các loại gián nhà thường gặp là gián Mỹ (Periplaneta americana), gián Úc (Periplaneta australasiae), gián Đông Phương (Blatta orientalis), gián có băng vàng, nâu (Supella longipalpa), gián Đức (Blattella germanica).

Gián sinh trưởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau từ 1 đến 3 tháng. Thiếu trùng hay còn gọi là gián con thường không có cánh và dài chỉ vài milimet. Khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Gián con lột xác và lớn lên, phát triển thành gián trưởng thành từ sau vài tháng đến hơn một năm tùy theo loài. Gián trưởng thành có thể có cánh hoặc không có cánh.

Gián nhà thường sống chung với người và gây hại cho con người ở trong nhà tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ấm áp, ẩm thấp, có thức ăn thích hợp. Chúng sống thành đàn và hoạt động mạnh về ban đêm, còn ban ngày tìm nơi tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn như ở hố hốc, kẽ tường, kẽ cửa, kẽ tủ, nhà vệ sinh, tủ đựng bát đĩa và đồ ăn, nơi để các thiết bị truyền thanh, truyền hình và các dụng cụ điện; ống nước và rãnh thoát nước, chuồng gia súc… Trong đêm tối, gián thường bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, tủ đựng bát đĩa và thức ăn, nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước… Khi ta bật đèn sáng, gián bị hoảng loạn và chạy loạn xạ trên bát đĩa, đồ dùng nấu ăn, nền nhà… để tìm nơi ẩn náu.

8NWVTBInme8ypwM0Vxd2jE2pYhpgqH4XH19 mtNPj 1Wi50mZrf0o8lYkUyTp3Yqw3w4Z9ZtGqMW5HrTD zjsNWSGj bZBkYfPWg4n40Bt9Gqb4BY5hm UQcDGLtXSoWb0x 3 2ET5 fUuO2C0w4kL0
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 45

Gián là loài côn trùng thuộc loại phàm ăn và ăn tạp vì chúng ăn được tất cả các loại thức ăn của con người, nhưng món “khoái khẩu” nhất đối với chúng là các loại thức ăn có chất bột và đường như sữa, bơ, bánh ngọt, sô cô la… Khi không có thức ăn ngon, gián cũng có khả năng ăn cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân… và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc…

Khi gián phát triển quá nhiều và quá đông đúc, chúng có khả năng di cư đến nơi ở mới bằng cách bò hay bay thành đàn để tìm chỗ sinh sống.

a. Gián và khả năng truyền bệnh

Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở… Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mùi rất đặc trưng của loài gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình, một số người thường bị dị ứng với gián khi có sự tiếp xúc thường xuyên.

Hoạt động của gián nhà là bò, chạy tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh, vườn tược, hố rác, nhà vệ sinh… rồi vào nhà ở để trú ẩn. Chúng có thể ăn tất cả những chất thải cũng như thức ăn của con người nên thường mang và phát tán mầm bệnh tấn công con người. Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt… Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.

b. Làm thế nào để phòng, chống gián nhà?

SqeRJ3rIEDL4XRJ9kSs41fwbfIdZdhH HVklkApZmAVeFSrgOv8LtE5m8pBe Kmba8nGVOsBSqgJUb
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 46

Biện pháp phòng, chống gián nhà quan trọng và cần thiết nhất là cải tạo môi trường sống như thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và làm giảm nơi trú ẩn của chúng. Biện pháp này có thể bị hạn chế đối với những nhà có trẻ nhỏ và động vật nuôi. Ở những căn nhà riêng biệt, việc phòng, chống gián thu

được hiệu quả dễ dàng hơn là ở những căn hộ liền kề vì sau khi diệt được gián ở trong nhà, gián ở ngoài nhà có thể bay vào nhà, nơi có nhiệt độ ấm áp. Ở các ống nước, nơi để áo quần, thực phẩm… là chỗ gián thường xuyên trú ẩn.

Trong những ngôi nhà dù rất sạch sẽ cũng có thể có sự hiện diện của loài gián, nhưng ở đây không phải là nơi trú ẩn thường xuyên của chúng vì điều kiện không thích hợp. Khi phát hiện được gián con với các kích thước khác nhau và nhiều tổ trứng gián thì xác định tại nơi đó có ổ phát triển lâu dài của gián. Ổ gián thường tìm thấy ở các kẽ chân tường, kẽ đồ gỗ gia dụng và những nơi trú ẩn tương tự khác. Ban đêm, dùng ánh sáng đèn rọi rất dễ phát hiện được gián nhà. Việc dọn dẹp sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa hàng ngày là điều cần thiết; thức ăn cần được đậy kín, để trong tủ lưới hoặc tủ lạnh, đừng cho các mẩu thức ăn thừa hoặc các chất hữu cơ vương vãi trong nhà; thùng chứa rác phải có nắp đậy kín và thường xuyên đổ rác; nền nhà nên chùi khô ráo.

Một vấn đề cũng cần chú ý để khống chế gián xâm nhập vào nhà là kiểm tra các tạp phẩm, khăn trải giường, quần áo bẩn, thùng đựng các vật dụng bằng gỗ, giá sách, tủ, giường… để loại bỏ trứng gián và diệt gián trước khi mang vào nhà. Để làm giảm nơi trú ẩn, nơi đẻ của gián, cần làm khít các mối nối bị hở ở sàn nhà, khe tủ đựng đồ dùng và kẽ cửa; lấp kín các rãnh nước, ống thoát nước, ống dẫn nước uống và đường dây cáp điện…

Sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng phun tồn lưu, phun khí dung, rải hoặc phun dạng bột… để diệt gián gặp không ít khó khăn vì nó có khả năng kháng hóa chất, chỉ sau một vài lần sử dụng, gián tiếp xúc với hóa chất mà không bị chết. Hơn nữa hóa chất diệt có tác dụng xua nên nó sẽ tránh và không tiếp xúc. Có thể dùng mồi bẫy gián có chất dẫn dụ hoặc hóa chất có tác dụng xua đuổi. Vì vậy biện pháp diệt gián bằng hóa chất chỉ là giải pháp tình thế tạm thời, cần thực hiện phối hợp với các biện pháp vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện sạch sẽ nhà ở mới có tác dụng hiệu quả.

3.5. Ruồi

top-5-cach-duoi-ruoi-trong-quan-an-hieu-qua-nhat
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 47

Ruồi trong mỗi gia đình chúng ta cũng là một côn trùng có sức sinh sản nhanh chóng và mạnh mẽ. Vì vậy, số lượng ruồi ngày càng nhiều. Ruồi ăn thực phẩm của con người và các chất thải vì vậy chúng mang nhiều mầm bệnh như nhiễm trùng da và mắt, tiêu chảy.

Ruồi là loại côn trùng hoạt động ban ngày và giao phối vào ban đêm. Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn và truyền đến với con người qua đường thức ăn và nước uống. Một số căn bệnh ruồi gây ra như tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn hay giun sán….

Ngoài những loại côn trùng nêu trên thì còn rất nhiều loại côn trùng khác nhau. Tất cả đều mang đến những mầm bệnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, việc tiêu diệt côn trùng là rất cần thiết và quan trọng.

3.6. Muỗi

Họ Muỗi Culicidae thuộc Bộ Hai Cánh Diptera, Lớp Côn Trùng Insecta, Ngành Tiết túc Arthropoda. Họ Muỗi Culicidae có 3 họ phụ : Anophelinae (anopheles), Culicinae (culicines), Toxorhynchitinae. Muỗi có phân bố rộng trên toàn thế giới, chúng có mặt ở vùng nhiệt đới, ôn đới và mở rộng về vùng cực bắc, trong khoảng độ cao 5500 mét và sâu 1250 mét so với mặt nước biển.

Phân loại: Họ muỗi Culicidae chia làm 3 họ phụ:

Họ phụ Anophelinae:

  • Giống Anopheles là trung gian truyền bệnh sốt rét, một số loài truyền bệnh giun chỉ, virus. Có khoảng 380 loài Anopheles trên thế giới, Việt Nam đã phát hiện 62 loài Anopheles (Bảng định loại muỗi Anopheles ở Việt Nam, 2006).

Họ phụ Culicinae gồm các giống sau:

  • Culex: có khoảng 550 loài đã được mô tả, đa số chúng sống ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, truyền bệnh giun chỉ, bệnh viêm não và một số bệnh virus.
  • Aedes: Muỗi Aedes có khoảng 950 loài ở khắp nơi trên thế giới, Việt Nam đã phát hiện được 40 loài Aedes (Vũ Đức Hương, 1984), muỗi truyền bệnh sốt Dengue / sốt xuất huyết Dengue, bệnh sốt vàng, bệnh virus, giun chỉ, bệnh viêm não.
  • Mansonia: Giống Mansonia có khoảng 25 loài, sống ở vùng nhiệt đới, truyền bệnh giun chỉ Brugia.
  • Haemagogus và Sabethes: truyền bệnh sốt vàng vùng rừng rậm ở Trung và Nam Mỹ.

Họ phụ Toxorhynchitinae

  • Có khoảng 66 loài, là những loài muỗi không ký sinh, ấu trùng của chúng ăn các loài bọ gậy trong nước, thậm chí còn ăn thịt các bọ gậy đồng loại. Muỗi trưởng thành không ăn, sống trong các rừng rậm nhiệt đới.

Giống muỗi Anopheles

Trên thế giới có khoảng 380 loài Anopheles. Có khoảng 60 loài đốt máu người và có thể truyền sốt rét. Một số loài Anopheles khác là trung gian truyền bệnh giun chỉ (Brugia malayi, Brugia timori và Wuchereria bancrofti) và các bệnh virus.

Ltp6U6ag8DiL 9T8d3MotUUnjAW9l8SsDjMLO46Qp6d Ozz1fp2 JRJEZ7OrYd3FZ Diqid9tbaxWrAtp7T7JlzLCD 4r91mkBeUpfuXoGU
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 48

Giống muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh sốt rét ở người, ước tính khoảng 200 triệu ca mắc và hơn 600.000 ca tử vong mỗi năm. Tuy nhiên, trong số gần 500 loài Anopheles khác nhau, chỉ vài chục có thể mang ký sinh trùng và chỉ có một số ít loài là véc tơ truyền bệnh chính. Besansky và các đồng nghiệp đã nghiên cứu sự khác biệt di truyền giữa các loài muỗi lan truyền ký sinh trùng chết người này và các loài cùng họ với chúng nhưng vô hại (nhưng vẫn gây phiền nhiễu).

Ngày 27. 11. 2014, hai bài báo được công bố trên Science Express – ấn bản điện tử của tạp chí Science – mô tả chi tiết sự so sánh về bộ gen của các loài muỗi này và xác định Anopheles gambiae là loài nguy hiểm nhất. Kết quả này cung cấp thêm sự hiểu biết về mối liên quan của loài này với các loài khác và cách phát triển của bộ gen có thể giúp muỗi thích nghi với môi trường mới và tìm ra máu người. Những bộ gen mới được giải mã sẽ góp phần đáng kể cho khoa học, nâng cao hiểu biết của chúng ta về các đặc điểm sinh học đa dạng của muỗi và giúp loại bỏ các bệnh có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Chỉ vài chục trong hàng trăm loài muỗi Anopheles là véc tơ truyền bệnh sốt rét cho người và chỉ một số ít được đánh giá là véc tơ chính. Mặc dù khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét nhưng hầu hết các ca tử vong xảy ra ở cận Sahara châu Phi – nơi có nhiều loài véc tơ sinh sống, trong đó có Anopheles gambiae. Sự khác nhau về khả năng lan truyền bệnh sốt rét của các loài Anopheles được gọi là “năng lực vectơ” – được xác định bởi nhiều yếu tố như đặc tính hút máu, sinh sản cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch. Năm 2002, các nhà nghiên cứu của Notre Dame đã giải trình tự bộ gen của loài muỗi Anopheles gambiae và tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu thiết thực có quy mô lớn sau này. Từ đó cung cấp nhiều hiểu biết thấu đáo hơn về khả năng thích nghi cao của loài muỗi này trong quần thể của chúng và khi đốt người.

Cho đến nay, việc thiếu nguồn gen của các loài Anopheles khác nhau làm hạn chế sự so sánh của các nghiên cứu quy mô nhỏ về gen cá thể, không có dữ liệu gen rộng rãi để điều tra các thuộc tính quan trọng tác động đến khả năng lan truyền ký sinh trùng của muỗi. Để giải quyết những vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã giải trình tự gen của 16 loài Anopheles.

Muỗi nghiên cứu được chọn từ các loài muỗi châu Phi, châu Á, châu u và châu Mỹ Latin đặc trưng cho các khoảng cách tiến hóa từ Anopheles gambiae, về điều kiện sinh thái khác nhau và năng lực véc tơ.

Nghiên cứu này thực hiện tại Viện Broad, được tài trợ bởi NHGRI và đứng đầu là Daniel Neafsey, mẫu được thu thập từ các dòng muỗi do BEI Resources (thuộc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) giữ chủng, muỗi hoang dã và muỗi được nuôi trong phòng thí nghiệm ở châu Phi, Ấn Độ, Iran, Melanesia và Đông Nam Á.

Nhà nghiên cứu Neafsey cho biết: “Để có đủ mẫu DNA chất lượng cao của tất cả các loài là một quá trình khó khăn và chúng tôi đã phải thiết kế và áp dụng các chiến lược mới để vượt qua những khó khăn liên quan với mức độ cao của biến thể trình tự DNA, đặc biệt là từ các mẫu hoang dã”.

Để có được trình tự gen hoàn chỉnh, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã kiểm tra các gen liên quan đến các khía cạnh sinh học khác nhau của muỗi bao gồm các quá trình sinh sản, đáp ứng miễn dịch, kháng thuốc diệt muỗi và cơ chế của các giác quan. Dựa trên một nghiên cứu phân tích chính xác về tiến hóa gen của Robert Waterhouse thuộc Trường Đại học Y Geneva và Viện Thông tin Sinh học Thụy Sĩ (the Swiss Institute of Bioinformatics) nhiều nghiên cứu chi tiết liên quan đến loài đã được triển khai.

Các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh gen giữa các loài Anopheles với nhau và với côn trùng khác để xác định các gen tương đương trong mỗi loài và làm nổi bật những sự khác biệt quan trọng. Họ đã dùng sự tương đồng gen giữa muỗi Anopheles gambiae và các sinh vật được nghiên cứu khác như ruồi giấm để tìm hiểu về các chức năng của hàng ngàn gen mới được tìm thấy trong mỗi bộ gen Anopheles.

Kiểm tra gen Anopheles phát hiện tỷ lệ cao giữa gen phát sinh và gen mất đi, cao hơn khoảng năm lần so với ruồi giấm. Một số gen, như gen tham gia vào quá trình sao chép hoặc mã hóa protein được ẩn trong nước bọt muỗi, tỷ lệ gen có trình tự tiến hóa rất cao và chỉ được tìm thấy trong các phân loài có họ gần nhất.

Neafsey cho biết thêm: “Những thay đổi thuộc chức năng có thể cung cấp manh mối để tìm hiểu sự đa dạng của muỗi Anopheles; tại sao một số loài đẻ trứng trong nước mặn, trong khi những loài khác đẻ trong nước lợ hoặc nước ngọt, hoặc lý do tại sao một số loài thích đốt gia súc, trong khi những loài khác chỉ thích đốt người”.

Các trình tự mới của gen cũng cung cấp bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ thật sự giữa một số loài, mối liên hệ rất gần với Anopheles gambiae nhưng bên cạnh đó cũng cho thấy những đặc điểm khác nhau có ảnh hưởng đến năng lực vectơ của chúng.

Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy năng lực của hầu hết vectơ không phụ thuộc vào loài có mối quan hệ có họ hàng gần nhất, và các đặc điểm nâng cao năng lực vectơ có thể đạt được bằng dòng gen giữa các loài.

Nghiên cứu này cải thiện đáng kể sự hiểu biết của chúng ta về quá trình phát triển dòng gen giữa các loài có họ gần với nhau – một quá trình được cho là đã xảy ra từ người Neanderthal với tổ tiên của người hiện đại – và làm thế nào nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các đặc điểm sinh học chung và riêng biệt của muỗi cũng như tính linh hoạt sinh thái và năng lực véc tơ.

Hai khoảng thời gian tiến hóa rất khác nhau – chung cho tất cả các loài Anopheles hoặc tập trung vào các phân loài có họ gần nhau – mô tả rõ ràng quá trình phát triển để các bộ gen muỗi có hình thức như hiện nay. Lịch sử tiến hóa linh hoạt đã giúp cho muỗi Anopheles nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới do con người tạo ra và trở thành hiểm họa lớn của nhân loại.

phan biet muoi
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 49

Phân biệt muỗi Anopheles và Culicines

Nghiên cứu của Besansky tập trung chủ yếu trên vectơ truyền bệnh sốt rét cho người ở châu Phi: muỗi anopheline còn gọi là Anopheles gambiae và Anopheles funestus.

4. Phân loại côn trùng:

a. Nguyên tắc phân loại côn trùng:

Côn trùng có cấu tạo, hình thể và lối sống rất đa dạng và phong phú nhưng khi nghiên cứu tỉ mỉ giữa chúng vẫn có những nét giống nhau và có quan hệ huyết thống với nhau. Điều đó cho phép chúng ta có thể xếp chúng thành những đơn vị phân loại riêng biệt mà ta gọi là phân loại (classification).

Phân loại côn trùng là nghiên cứu những cơ thể khác nhau nhằm phân biệt và xác định mối quan hệ thân thuộc và nguồn gốc phát sinh giữa chúng. Khi phân loại côn trùng ngoài những nguyên tắc chung như: nguyên tắc so sánh, nguyên tắc sinh vật học và cổ sinh vật học, người ta còn chú ý đến 4 yếu tố như sau:

  • Mức độ phân hoá về thân thể côn trùng thành ba bộ phận: đầu, ngực, bụng. – Số lượng cánh, phân bố mạch cánh và độ rắn của cánh.
  • Sự cấu tạo của bộ phận miệng.
  • Các kiểu biến thái của côn trùng.

b. Đơn vị phân loại của côn trùng:

  • Loài (Species): Là đơn vị phân loại côn trùng. Nhóm các sinh vật có các đặc trưng hình thái, tên khoa học và đặc điểm di truyền giống nhau, có thể lai giống với nhau để cho đời sau hữu thụ. Mỗi loài thường có khu phân bố địa lí sinh thái nhất định.
  • Giống (Genus): Là bậc phân loại trên loài trong hệ thống thang bậc phân loại sinh vật. Là tập hợp của nhiều loài tương tự. Chi hay giống có thể được phân thành phân chi hay phân giống, nhánh hay sectio, dãy và phân dãy.
  • Họ (Familia): Là tập hợp của các giống gần nhau. Họ có thể chia nhỏ ra thành các phân họ, các tộc, các phân tộc. Tên họ của các loài thực vật có tận cùng bằng aceae, động vật là idea, còn côn trùng là idea
  • Bộ (Ordo): Là tập hợp của các Họ gần nhau. Tên bộ thực vật có phần đuôi là les, côn trùng là ptera nhưng các bộ động vật không có phần đuôi đặc trưng, bộ có thể chia ra thanh các phân bộ.
  • Lớp (Classis): Là tập hợp của các Bộ gần nhất. Đuôi tận cùng của các lớp ở Tảo là Phyceae (chẳng hạn Bacillariophyceae lớp Tảo silic hay Khuê tảo) và đuôi tận cùng các lớp ở nấm là Mycetes (ví dụ, Ascomycetes lớp Nấm túi). Các lớp thực vật bậc cao có đuôi là opsida (ví dụ Magnoliopsida lớp Mộc lan) và động vật có thể có đuôi khác nhau, ví dụ Pisces (lớp Cá), Amphibia (lớp Lưỡng cư). Lớp có thể được phân thành phân lớp.

Các lớp thực vật và động vật tương tự được tập hợp lại thành ngành (ở thực vật là Division hay Phylum còn ở động vật là Phylum).

  • Ngành (Phyla): Là tập hợp của các Lớp gần nhau. Đây là bậc phân loại cơ bản của sinh vật dưới bậc Giới (Phyla). Ví dụ Ngành thân mềm Mollusca , ngành ruột khoang Coelenterata.
  • Giới (Kingdom): Là tập hợp của các Ngành gần nhau. Đây là bậc phân loại cao nhất của thế giới sinh vật. Sự phân chia các giới có sự thay đổi rất lớn trong lịch sử phát triển của sinh học. Đầu tiên Linnaeus (1753) chia thế giới sinh vật thành hai giới: Động vật và Thực vật. Haeckel (1865) chia thành ba giới: Động vật, Thực vật và Sinh vật nguyên sinh. Sinh vật nguyên sinh (Protista) bao gồm các sinh vật có đặc điểm chung là cơ thể gồm một tế bào nhân chuẩn (động vật nguyên sinh và tảo đơn bào). Năm 1969 Whittaker chia thế giới sinh vật thành năm giới: Sinh vật nhân sơ, Sinh vật nguyên sinh, Nấm, Động vật và Thực vật. Năm 1985, Hội các nhà động vật nguyên sinh quốc tế đề nghị tách Động vật nguyên sinh (Protozoa) ra khỏi giới Sinh vật nguyên sinh và thành một phân giới của giới Động vật – phân giới Động vật đơn bào (Protozoa). Gần đây, một số tác giả đề nghị chia thành ba giới. Nay được chia thành 8 giới.

Như vậy, loài là đơn vị phân loại bé nhất, nhưng loài không có nghĩa là không biến đổi, mà các cá thể trong cùng một loài cũng có sự khác nhau. Sự khác nhau ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố ngoại cảnh.

Trong thực tế, bên cạnh loài (Species) còn có loài phụ (Subspecies) hoặc loài chị em (Sibling species). Loài phụ là loài có sự khác nhau về hình thái và đặc tính sinh học nhất định với loài chính, sự khác biệt đó là bền vững một cách tương đối mà vẫn có thể lai giữa chúng với nhau và giữa loài chính và loài phụ. Loài phụ được hình thành dưới tác động lâu dài của điều kiện ngoại cảnh và sự chọn lọc tự nhiên. Ví dụ như loài ong mật phụ ở vùng Côcadơ (Apis mellifera remipes Poll) có những đặc điểm khác với loài chính (Apis mellifera L.) là các đốt bụng thứ nhất, thứ hai, thứ ba có màu đỏ vàng, ít đốt người và chỉ phân bố ở vùng Côcadơ. Vì vậy loài phụ còn gọi là chủng địa lý (Geographic catalog).

Để có thể phân loại một cách chính xác bên cạnh những loài chính, giống chính, họ chính v.v… người ta còn thiết lập các loài phụ, giống phụ, họ phụ, hay tổng họ tổng bộ v.v… Trong tự nhiên chỉ có loài tồn tại trong thực tế còn giống, họ, bộ… chỉ là đơn vị quy ước trong phân loại mà thôi.

c. Quy ước danh pháp của côn trùng:

Loài côn trùng có hai kiểu tên: tên phổ thông (common name) và tên khoa học (scientific name). Tên phổ thông là những tên địa phương nơi phát hiện hoặc cư trú của chúng nhưng nó không chính xác bằng tên khoa học vì một loài hoặc một nhóm loài có thể có nhiều tên địa phương khác nhau, ngược lại có nhiều loài chỉ có chung một tên hoặc không có tên.

Tên khoa học là tên được sử dụng trong các ngành học hoặc các môn khoa học trên toàn thế giới, mỗi loài côn trùng hoặc một nhóm chỉ có một tên. Tên khoa học của loài côn trùng ngay từ thời Carl Linê (Karl Linné) đã thống nhất gồm hai thuật ngữ La tinh: Tên trước chỉ giống viết hoa chữ các đầu, tên sau chỉ loài không viết hoa chữ cái đầu.

Nếu là loài phụ (sub-species) tên của nó gồm 3 phần và phần thứ ba để chỉ loài phụ đó. Ngoài ra phía sau tên loài hoặc loài phụ còn có tên viết tắt của tên tác giả nghiên cứu loài côn trùng đó.

Tên giống tên loài và loài phụ được viết nghiêng còn tên tác giả được viết hoa và đứng. Nếu tên tác giả để trong ngoặc đơn có nghĩa là loài hoặc loài phụ mà tác giả đặt tên được đặt trong một giống khác với giống hiện tại. Ví dụ loài: Bướm báo hoa vàng Cethosia cyane Drury. Loài ngài này đã được tác giả Drury mô tả đầu tiên và đặt tên loài là cyane nhưng ở trong giống khác với giống Cethosia hiện tại.

Tuy nhiên, rất khó có thể xác định hiện nay con số chính thức là có bao nhiêu loài côn trùng hiện còn sống trên trái đất của chúng ta. Vì thế các phân loài có khi được xem như loài, ngược lại lại có những loài mới (new species hoặc discoveried species) còn tiếp tục được khám phá và mô tả.

Thế giới sinh vật là vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên đối với côn trùng lại càng phong phú và đa dạng hơn nhiều. Sự đa dạng về số lượng, kích thước, hình dạng bên ngoài, mật độ, vùng phân bố, khả năng sinh sản, khả năng sống sót, tập tính tìm kiếm thức ăn, khả năng trú ẩn, kiểu di truyền, môi trường

sống, khả năng thích ứng (có thể là thường biến hoặc đột biến do yếu tố nào đó) sẽ là những yếu tố tạo nên sự đa dạng và phong phú cho thế giới côn trùng.

5. Cách thức gây bệnh của côn trùng

5.1. Cơ chế truyền bệnh

  • Vai trò lớn nhất của động vật chân khớp trong y học là vai trò véc tơ truyền bệnh sinh học (véc tơ).
  • Mối quan hệ sinh học giữa mầm bệnh với véc tơ và động vật là mối quan hệ được hình thành qua một lịch sử tiến hóa thích nghi lâu dài.

Kết quả này chọn lọc ra những loại ký sinh trùng, những mầm bệnh thích hợp được với các vật chủ tương ứng. Mối quan hệ sinh học bộ ba này là đặc trưng cho từng loại bệnh và cũng thể hiện đa dạng trong các bệnh do véc tơ truyền

5.2. Sự nhiễm mầm bệnh vào cơ thể côn trùng

  • Qua cấu trúc phần phụ miệng:
    • Vòi ngắn: xé rách da và mạch máu, vết chích đốt có vết rớm máu, truyền bệnh máu, da, cơ học
    • Vòi dài: xuyên thủng vào mao quản tĩnh mạch, mầm bệnh ở máu – Nước bọt
  • Màng bao dinh dưỡng (ở một số côn trùng hút máu) bảo vệ lớp niêm mạc ruột của côn trùng không tiếp xúc trực tiếp với máu hút vào vì những chất thoái hóa của máu có độc tính với côn trùng.

5.3. Sự phát triển của mầm bệnh trong côn trùng

  • Tăng sinh: các mầm bệnh sinh sản, nhân số lượng cá thể, phân tán ra các cơ quan khác nhau của vectơ, cuối cùng thường tìm đường tới tuyến nước bọt.
  • Phát triển, chuyển đổi giai đoạn: chuyển qua các tuổi, các giai đoạn sinh trưởng khác nhau: VD sự phát triển của giun chỉ bạch huyết trong muỗi Culex/Mansonia: vào muỗi ở giai đoạn phôi, sống ký sinh trong muỗi, phát triển thành ấu trùng, ấu trùng tuổi 3 di chuyển tới vòi để gây nhiễm vào động vật.
  • Vừa tăng sinh vừa chuyển đổi giai đoạn: VD sự phát triển của Plasmodium trong muỗi sốt rét: Muỗi hút máu nhiễm KST ở giao bào, vào cơ thể muỗi thành giao tử, hợp tử, trứng, tăng sinh thành nang trùng, thoa trùng di chuyển về tuyến nước bọt -> vào người, sinh sản vô tính

5.4. Cách thức gây bệnh của côn trùng

a. Khái niệm về véc – tơ truyền bệnh

Trong suốt lịch sử loài người, côn trùng và gặm nhấm đã gây nhiều phiền toái và nguy hiểm cho sức khỏe con người. Những loại động vật này đã phá hoại các nguồn thức ăn của con người và truyền các bệnh nguy hiểm sang con người. Do vậy, các bệnh do véc-tơ truyền đã gây ra nhiều nỗi lo lắng về mặt sức khỏe cũng như tử vong cho con người. Chúng ta đã biết đến một vụ dịch lớn xảy ra vào những năm 40 của thế kỷ 14 (1340s), 1/4 dân số thế giới đã chết vì bệnh dịch hạch, một căn bệnh do chuột và bọ chét truyền (đã được biết tới với cái tên cái Chết Đen The Black Death). Hiện nay, các bệnh do véc-tơ truyền vẫn là vấn đề hết sức bức xúc, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Do vậy, những cố gắng để ngăn ngừa những bệnh này là chú trọng vào việc phòng ngừa và kiểm soát véc-tơ.

Véc-tơ là bất kỳ sinh vật nào có khả năng truyền mầm bệnh hoặc tác nhân gây bệnh tới khối cảm thụ. Các bệnh phổ biến do véc-tơ truyền là: bệnh do rickettsia, dịch hạch, sốt rét, sốt xuất huyết, các bệnh thương hàn, lỵ trực trùng, amip, sốt do chuột cắn, ỉa chảy v.v. Hai loại vectơ nguy hiểm nhất là gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và côn trùng thuộc nhóm chân khớp (ví dụ ruồi, muỗi, gián, rận, bọ chét v.v.).

Theo cơ chế truyền bệnh, véc-tơ được chia làm 2 nhóm là truyền bệnh cơ học và truyền bệnh sinh học.

Truyền bệnh cơ học

Truyền bệnh cơ học là sự truyền bệnh với ý nghĩa côn trùng trung gian mang mầm bệnh tới khối cảm nhiễm mà không có sự nhân lên của tác nhân gây bệnh trong vật chủ trung gian. Nhóm truyền bệnh rất đơn giản là mang cơ học căn nguyên gây bệnh tới khối cảm thụ bởi các loài bò sát hay côn trùng trung gian biết bay qua chân bẩn hoặc vòi của chúng, hoặc như những kẻ mang theo mầm bệnh (tác nhân nhiễm khuẩn) qua đường tiêu hoá của chúng. Các vectơ điển hình theo con đường truyền bệnh cơ học là gián, ruồi nhà. Những bệnh chúng truyền chủ yếu là thương hàn, tả, lỵ, mắt hột, v.v.

Truyền bệnh theo đường sinh học

Truyền bệnh sinh học có nghĩa là căn nguyên gây bệnh bắt buộc phải qua vòng nhân lên, phát triển về số lượng ở trong cơ thể vật chủ trung gian (động vật chân đốt) trước khi chúng có thể truyền tác nhân gây bệnh vào vật chủ là người. Thời kỳ ủ bệnh yêu cầu phải có sự thâm nhiễm của tác nhân gây bệnh vào côn trùng, thường thường bằng đường tiêu hoá trước khi chúng trở thành tác nhân gây nhiễm cho người. Sự truyền bệnh cho người hoặc các loài động vật có xương sống khác có thể tương tự như sự tiêm chích, trong quá trình hút máu của côn trùng các mầm bệnh từ các tuyến nước bọt của chúng truyền vào người và động vật hoặc sự chảy ngược trở lại vào vết đốt; có thể là sự lắng đọng các mầm bệnh từ phân vào da và những chất có khả năng thấm qua vết đốt hoặc những vùng tổn thương do vết gãi, vết trợt. Sự truyền bệnh này bao gồm nhóm truyền bệnh sinh học (tác nhân gây bệnh sống cùng với động vật chân đốt) và không phải đơn giản là mang cơ học mà véc – tơ như là một phương tiện vận chuyển

Ví dụ: Plasmodium phát triển trong cơ thể muỗi Anopheles (bệnh sốt rét), hay vi khuẩn dịch hạch phát triển trong dạ dày bọ chét Xenopsylla cheopis (bệnh dịch hạch), virus Dengue phát triển trong cơ thể muỗi Aedes aegypti (bệnh sốt xuất huyết), virus viêm não Nhật Bản B phát triển và nhân lên trong cơ thể muỗi Culex taetrinyorhyncus (bệnh viêm não Nhật Bản B) v.v…

b. Vài nét chung về dịch tễ học véc – tơ truyền bệnh

Đa số bệnh truyền nhiễm bao gồm 3 yếu tố trong đó 2 yếu tố sống chính là vật chủ và vật ký sinh, còn yếu tố thứ 3 là đường truyền. Bệnh lây qua véc-tơ truyền bệnh bao gồm ít nhất là 3 yếu tố tham gia vào với điều kiện môi trường thích hợp:

  • Cơ thể cảm thụ (người không được bảo vệ hoặc động vật). – Véc- tơ truyền bệnh (muỗi, ve, bọ chét, ruồi nhà, v.v.).
  • Tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm đơn bào, giun, sán v.v.).

Ngoài 3 yếu tố nói trên, các bệnh gây ra bởi véc-tơ truyền bệnh thường bao gồm thêm yếu tố tham gia vào quá trình gây bệnh trong điều kiện môi trường truyền bệnh phù hợp như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và yếu tố ổ chứa. Ổ chứa có thể là những ổ bệnh thiên nhiên như chim, chuột hoặc những động vật có xương sống khác như cáo, chồn… hoặc những tác nhân nhiễm trùng từ môi trường bị lây nhiễm, hoặc phối hợp cả 2 yếu tố đó. Ngoài ra, ổ chứa có thể là người như trường hợp bệnh sốt xuất huyết.

 

co-che-truyen-nhiem-benh
Tổng quan về côn trùng gây bệnh, gây hại 50

Do vậy, muốn khống chế bệnh môi trường có hiệu quả, chỉ cần phá vỡ một khâu (một mắt xích) trong quá trình gây bệnh được mô tả trong sơ đồ trên.

Về lý thuyết: nếu có thể tiêu diệt hết tác nhân gây bệnh hoặc vật chủ trung gian hoặc tiêm phòng vắc-xin cho khối cảm thụ thì có thể thanh toán được các bệnh truyền nhiễm. Nhưng trên thực tế thì thường chúng ta phải tác động vào cả 3 mắt xích trong quá trình gây bệnh mới có thể kiểm soát được một bệnh nhiễm trùng lây nào đó.

Xem thêm:

Rate this post
Zalo
Liên hệ >