Tại sao côn trùng lại bị hấp dẫn bởi ánh sáng?

Trong cuộc sống, rất dễ nhận ra rằng côn trùng bị hấp dẫn bởi ánh sáng. Một số vị dụ điển hình dễ nhìn thấy là thỉnh thoảng vào buổi tối, chúng ta sẽ thấy bướm đêm, mối, côn trùng nhỏ,… vụt qua hoặc bay xung quanh bóng đèn chiếu sáng. Dựa vào đặc tính này của côn trùng mà nhiều thiết bị kiểm soát côn trùng được sử dụng phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Hãy cùng Saovietpest tìm hiểu thêm về đặc tính tự nhiên này đã giúp phát triển các thiết bị tiêu diệt côn trùng đặc biệt là ruồi, muỗi,… hiệu quả hơn như thế nào.

Đa phần nhà dân thì ít quan tâm đến các thiết bị điện diệt ruồi, muỗi, côn trùng,.. nhưng đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh liên quan đến thực phẩm và bán lẻ thực phẩm thì thiết bị này gần như không thể thiếu để có thể kiểm soát côn trùng hiệu quả một cách chủ động, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và tránh các nguy hại tiềm ẩn mà các loại côn trùng có thể đem lại.

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về vấn đề: “Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự hấp dẫn sinh học của côn trùng”. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ đèn LED là một trong những loại thu hút côn trùng vượt trội so với các nguồn sáng thông thường.

Tại sao ruồi/côn trùng bị hấp dẫn bởi ánh sáng?

Một số quan điểm đưa ra ý kiến như sau:

  • Chúng có sự hấp dẫn tự nhiên đối với ánh sáng.
  • Chúng coi ánh sáng như một tín hiệu an toàn.
  • Chúng sử dụng ánh sáng để giúp việc bay và định vị tốt hơn.

Tại sao ruồi/côn trùng lại xem ánh sáng là tín hiệu an toàn?

Đối với một số loài côn trùng, một nguồn sáng sáng có thể được coi là một tín hiệu của lối thoát. Khi hoang mang, những loài côn trùng này theo bản năng bay vào các nguồn sáng, thường nằm ở vị trí cao hơn so với môi trường nguy hiểm mà chúng đang ở hoặc lẫn trốn.

Ánh sáng, đối với một số côn trùng, hoạt động như một tín hiệu an toàn quen thuộc; giống như bong bóng không khí dẫn đường đến bề mặt nước cho một số sinh vật sống dưới nước.

anh-sang-den-diet-con-trung-ruoi
Tại sao côn trùng lại bị hấp dẫn bởi ánh sáng? 4

Ruồi/côn trùng làm thế nào sử dụng ánh sáng để định vị?

Một lý thuyết phổ biến khác về sự hấp dẫn đối với ánh sáng là côn trùng sử dụng ánh sáng như một phương tiện để định vị. Ví dụ, một con côn trùng đang bay về phía trước có thể đánh giá hướng của nó bằng cách giữ hướng bay hướng về nguồn ánh sáng tự nhiên. Phương pháp này hoạt động tốt miễn là nguồn ánh sáng tự nhiên duy trì đồng nhất ở một chỗ và ở khoảng cách xa (tránh nhiệt độ nóng).

Nếu một côn trùng gặp phải một nguồn sáng đèn tròn, nó sẽ bị nhầm lẫn bởi nguồn ánh sáng này. Điều này giải thích hành vi kỳ lạ của một con bướm đêm liên tục xoay quanh và bay đập vào nguồn ánh sáng (bóng đèn) – nó theo bản năng muốn giữ ánh sáng ở một bên cố định của cơ thể trong khi đang định vị.

Ánh sáng như thế nào là thu hút (phototaxis)?

Sự khác biệt giữa các côn trùng bị hấp dẫn bởi ánh sáng và những loài không bị hấp dẫn, là một hiện tượng được gọi là phototaxis. Một số côn trùng như gián hoặc sâu đất có phototaxis tiêu cực, có nghĩa là chúng bị khắc chế bởi ánh sáng. Bướm đêm, ruồi và nhiều loại côn trùng bay khác có phototaxis tích cực và tự nhiên bị hấp dẫn bởi ánh sáng.

Một số người tin rằng côn trùng không bị hấp dẫn bởi chính ánh sáng mà bởi bóng tối xung quanh nó.

Một số khác cho rằng mắt của côn trùng, thường có nhiều thấu kính, gặp khó khăn trong việc điều chỉnh từ ánh sáng sang bóng tối, khiến côn trùng dễ bị mù ban đêm. Trong trường hợp này, côn trùng có thể thấy an toàn hơn khi ở trong ánh sáng thay vì bay đi và trở nên quá mù để phản ứng với mối đe dọa và chướng ngại vật.

Tại sao ruồi bị hấp dẫn bởi đèn LED?

Trong những năm trở lại đây, chúng ta đã được thuyết phục rằng sử dụng đèn LED là một cách thông minh và tiết kiệm năng lượng hơn để chiếu sáng trong ngôi nhà của chúng ta. Một số loại đèn LED còn có thể phát ra ánh sáng mạnh vào không gian xung quanh lớn hơn so với các loại đèn thông thường, chẳng hạn như đèn ngoài đường.

Đặc biệt với ruồi nhà, chúng có thể nhìn thấy và bị hấp dẫn bởi ánh sáng UV từ bóng đèn trong nhà – ánh sáng mà con người không thể nhìn thấy. Khi ruồi bay gần khu vực chúng ta ở, chúng nhìn thấy ánh sáng UV, xem nó như một ngọn đèn báo và bay tới. Đó là lý do khiến các bẫy đèn điện diệt côn trùng bằng ánh sáng UV trở nên vô cùng hiệu quả: Chúng nổi bật trong mắt của côn trùng như một tín hiệu an toàn hay một chỉ dẫn “cứu tinh” thu hút ruồi/côn trùng bay tới.

Đèn sử dụng trong các bẫy đèn điện cần có bước sóng của tia UV thích hợp, thông thường nên từ 310-370 nano mét. Đèn sử dụng theo thời gian cũng sẽ giảm hiệu quả vì vậy nếu dùng lâu sẽ cần thay đèn để đảm bảo hiệu quả. Đối với các đơn vị kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp họ sẽ có thiết bị đo và có lịch đo hiệu quả của đèn thường xuyên để đảm bảo bẫy đèn điện diệt ruồi/côn trùng luôn hiệu quả.

Bên cạnh đó, vị trí đặt bẫy cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ánh sáng của đèn điện diệt ruồi/côn trùng cũng cần quan tâm đến nếu không dù có sử dụng đèn mới thì hiệu quả cũng sẽ không được tối ưu.

Để có thể lựa chọn được các loại bẫy đèn điện phù hợp, lắp đặt và sử dụng hiệu quả nhất dành cho bạn, hãy liên hệ ngay với Saovietpest – đơn vị kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí, khảo sát, lắp đặt nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Rate this post
Zalo
Liên hệ >