Cách rào lưới chống chuột hiệu quả – Top 3+ loại lưới (inox, thép, nhựa…) và ưu, nhược điểm từng loại

Rào lưới chống chuột đúng cách sẽ giúp ngăn chặn chuột và các loài gặm nhấm khác xâm nhập vào nhà hiệu quả. Tuy nhiên, để lựa chọn loại lưới nào phù hợp với giá phải chăng thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Sao Việt Pest sẽ hướng dẫn bạn cách rào lưới chống chuột hiệu quả cùng top 3+ loại lưới phổ biến nhất hiện nay, bao gồm ưu nhược điểm của từng loại để bạn dễ dàng lựa chọn.

Các loại lưới rào chống chuột hiệu quả

Lưới chống chuột là loại lưới được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn chuột và các loài gặm nhấm xâm nhập vào nhà cửa, kho bãi và các khu vực cần bảo vệ. Với thiết kế bằng các chất liệu chắc chắn và có lỗ nhỏ, lưới chống chuột không chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của chuột mà còn đảm bảo cho không gian nhà cửa được thông thoáng. Các loại lưới chống chuột phổ biến hiện nay là:

Lưới chống chuột
Lưới chống chuột giúp ngăn chặn chuột hiệu quả

Lưới inox

Lưới inox được làm từ sợi inox SUS 201 hoặc SUS 304. Vì là inox nên lưới này có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt, phù hợp sử dụng cho các khu vực bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện môi trường khắc nghiệt và cần ngăn chặn chuột trong thời gian dài. Giá thành khoảng 150.000đ/m².

Lưới chống chuột inox
Lưới chống chuột inox

Lưới thép, lưới kẽm

Lưới thép, lưới kẽm (có nơi gọi là lưới chì,lưới sắt ô vuông chấm chì chống rỉ sét) được làm từ sợi thép hoặc kẽm có khả năng chống ăn mòn ở điều kiện bình thường, phù hợp sử dụng cho các khu vực ít bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện môi trường, có thể ngăn chặn chuột trong vài năm. Giá thành khoảng 55.000đ/m² – 85.000đ/m².

Lưới thép chống chuột
Lưới thép chống chuột

Lưới nhựa chống chuột

Lưới nhựa (Một số loại lưới tương tự gọi là lưới sắt bọc nhựa màu xanh) được làm từ nhựa PVC/PE hoặc sắt bọc nhựa màu xanh bên ngoài, có độ bền bỉ và dẻo dai, giá thành rẻ hơn so với lưới inox và lưới thép, lưới kẽm. Vì có bọc nhựa nên khả năng chống ăn mòn khá tốt, bền bỉ với thời gian. Giá thành khoảng 35.000đ/m² – 55.000đ/m².

Lưới bọc nhựa
Lưới bọc nhựa

Ngoài các loại lưới kể trên thì còn có lưới chống chuột ô tô hoặc tấm chắn chuột được thiết kế riêng cho loại xe này, giúp ngăn chặn chuột cắn phá máy móc gây tốn kém chi phí

So sánh ưu, nhược điểm của các loại lưới chống chuột

Loại lưới Ưu điểm Nhược điểm
Lưới inox Bền bỉ, chịu nhiệt tốt, không bị gỉ sét, phù hợp với nhiều môi trường. Giá thành cao
Lưới thép Nhẹ, dễ thi công, giá thành rẻ, phù hợp với các khu vực nhỏ. Giá thành vừa phải Dễ bị ăn mòn theo thời gian
Lưới nhựa Chắc chắn, chịu lực tốt, phù hợp với các khu vực có nhiều chuột. Giá rẻ Sợi lưới mỏng nên có thể bị đứt nếu có vật cứng tác động

Khổ lưới phổ biến

Khổ lưới chống chuột phổ biến là: 1m, 1.2m, 1.5m. Dài 10m/cuộn. Ô hình thoi 10x20mm, 15x30mm, 20x40mm,… hoặc hình vuông. Sợi lưới 0.5mm, 0.7mm, 1mm,… Lưới được bán theo mét dài.

Lợi ích của việc sử dụng lưới chống chuột so với các phương pháp khác

Với thiết kế đặc trưng và tiện lợi, lưới chống chuột mang lại nhiều lợi ích như:

  • Hiệu quả cao, ngăn chặn chuột xâm nhập tốt nếu lắp đúng cách
  • Bền bỉ, tuổi thọ cao, không cần thay thế thường xuyên.
  • Dễ lắp đặt, có thể tự lắp đặt tại nhà hoặc nhờ thợ chuyên nghiệp.
  • An toàn, không gây hại cho người và vật nuôi.
  • Nếu chọn loại có mắt lưới nhỏ thì lưới chống chuột còn giúp ngăn chặn các loại côn trùng khác, giúp bảo vệ nhà cửa tránh khỏi những ảnh hưởng về sức khỏe và thiệt hại tài sản do chúng gây ra.

Bên cạnh việc sử dụng các mùi hương đuổi chuột thì dùng lưới đuổi chuột cũng là phương pháp hiệu quả giúp bạn ngăn chặn chuột xâm nhập trước khi phải sử dụng đến các biện pháp diệt chuột. Với cách rào lưới chống chuột này, bạn sẽ ngăn chặn chuột tấn công tài sản, máy móc, thiết bị một cách chủ động thay vì để chuột tấn công rồi mới xử lý để hạn chế thiệt hại.

Mùi hoa oải hương giúp ngăn chặn chuột xuất hiện
Mùi hoa oải hương giúp ngăn chặn chuột xuất hiện

Cách rào lưới chống chuột

Việc lắp đặt lưới khá dễ dàng, bạn có thể tự lắp đặt, cách rào lưới chống chuột theo các bước đơn giản sau:

Các bước chuẩn bị

  • Đo đạc kích thước: Xác định kích thước khu vực cần lắp đặt lưới.
  • Chuẩn bị dụng cụ: Cắt lưới theo kích thước đã đo và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như kéo, kìm, và dây buộc.

Lắp đặt lưới ở các vị trí cần thiết

  • Cố định lưới: Sử dụng dây buộc kẽm hoặc dây rút hoặc đinh vít để cố định lưới vào các vị trí cần bảo vệ.
  • Kiểm tra và điều chỉnh: Đảm bảo lưới được lắp đặt chắc chắn, cửa lưới chống chuột không có khe hở tránh chuột mắc bẫy xong chạy thoát đi.

Bên cạnh đó, với loại lưới bọc nhựa có mắt nhỏ, dễ uốn, bạn có thể dùng để bọc chống chuột cho xe máy, thiết bị điện, máy móc,…đó cũng là cách rào lưới chống chuột hiệu quả.

Cách bảo quản lưới chống chuột và tăng cường hiệu quả diệt chuột

Để sử dụng được lâu dài, bạn có thể tham khảo các lưu ý và lời khuyên sau đây:

  • Tránh để lưới tiếp xúc với hóa chất: Hạn chế để lưới tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn để tránh bị rỉ hay ăn mòn.
  • Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra lưới để phát hiện và sửa chữa kịp thời các hư hỏng.
  • Vệ sinh định kỳ: Sử dụng bàn chải và nước sạch để vệ sinh lưới.Trong quá trình vệ sinh, cần chà sát lưới để loại bỏ bụi bẩn, xác hay các loại chất thải mà chuột để lại trên lưới.
  • Sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ: Nếu cần, có thể sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm sạch lưới.

Bên cạnh việc bảo quản thì bạn cũng nên cân nhắc kết hợp với các biện pháp khác để tăng hiệu quả. Nếu vấn đề về chuột nghiêm trọng, bạn nên liên hệ đến các đơn vị cung cấp dịch vụ diệt chuột uy tín để hỗ trợ bạn kiểm tra, đánh giá và xử lý tận gốc các vấn đề về chuột để tránh tốn kém thời gian, tiền bạc để khắc phục hậu quả.

Thường xuyên kiểm tra để sửa hoặc thay thế lưới chống chuột kịp thời
Thường xuyên kiểm tra để sửa hoặc thay thế lưới chống chuột kịp thời

Kết luận

Lưới chống chuột là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm để bảo vệ nhà cửa và tài sản khỏi sự xâm nhập của chuột và các loài gặm nhấm khác. Cách rào lưới chống chuột đúng cách sẽ giúp bạn duy trì không gian sống an toàn và vệ sinh. Để hạn chế chuột xâm nhập hiệu quả, bên cạnh việc lắp đặt lưới, bạn cần dọn dẹp nhà cửa để tránh thu hút chuột. Kết hợp với các biện pháp ngăn chặn khác sẽ giúp bạn phòng ngừa những vấn đề tổn thất có thể xảy ra do sự tấn công của chuột.

Ngoài ra, để ngăn chặn và diệt chuột tận gốc, bạn có thể liên hệ với Dịch vụ kiểm soát côn trùng Sao Việt Pest – đơn vị cung cấp dịch vụ diệt chuột uy tín và hiệu quả với hơn 15 năm kinh nghiệm để được tư vấn, hỗ trợ khảo sát miễn phí.

Câu hỏi thường gặp về lưới chống chuột

Tại sao cần sử dụng lưới chống chuột?

Sử dụng lưới chống chuột là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ ngôi nhà và tài sản của bạn. Cách rào lưới chống chuột mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Ngăn chặn chuột xâm nhập: Lưới chống chuột tạo thành một hàng rào vững chắc, ngăn chặn chuột chui vào các khe hở, lỗ thông hơi.
  • Bảo vệ đồ đạc: Chuột thường gặm nhấm đồ đạc, dây điện, gây hư hỏng và mất an toàn.
  • Đảm bảo vệ sinh: Chuột là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm.
  • Hạn chế nguy hại với môi trường, động vật nuôi xung quanh.

Mua lưới chống chuột ở đâu uy tín?

Lưới chống chuột hiện nay được bán rộng rãi nên ở các cửa hàng và trên online. Cơ bản thì chất lượng các sản phẩm là như nhau, chỉ khác về giá cả và thời gian giao hàng. Bạn có thể mua ở bất kỳ đâu nhưng nên chọn loại lưới có kích thước và chất liệu phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Dùng cách rào lưới chống chuột có hiệu quả không?

Lưới chống chuột rất hiệu quả trong việc ngăn chặn chuột và côn trùng xâm nhập, bảo vệ nhà cửa và tài sản của bạn. Bạn nên kết hợp với các phương pháp khác để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Làm thế nào để chọn lựa loại lưới phù hợp?

Để có thể chống chuột được thì chất liệu làm lưới phải bền với môi trường ẩm ướt, kích thước lỗ phải đủ nhỏ để chuột không thể cắn được. Kích thước lỗ cũng phải đủ to để không ảnh hưởng đến ánh sáng, tầm nhìn của phòng, trong một số trường hợp nếu đặt ở gần khu vực có các loại côn trùng khác như gián thì bạn nên chọn loại có kích thước lỗ nhỏ.

Tùy vào nhu cầu và điều kiện sử dụng, bạn có thể chọn lưới inox, lưới thép hoặc lưới nhựa. Lưới inox phù hợp cho các khu vực ngoài trời và chịu tác động của môi trường, trong khi lưới thép thích hợp cho các khu vực trong nhà, còn lưới bọc nhựa thì phù hợp những nơi ít có va chạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Zalo
Liên hệ >