Trong lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thực phẩm, chẳng hạn như nhà hàng, quán ăn, nhà máy sản xuất thực phẩm và siêu thị, việc tránh lãng phí thức ăn và quản lý rác thải không hề đơn giản. Tuy nhiên, những vấn đề này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng và sinh vật gây hại, gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm soát côn trùng, sinh vật hại trong các doanh nghiệp thực phẩm
Để đảm bảo sự an toàn, việc sử dụng dịch vụ kiểm soát côn trùng và sinh vật gây hại là vô cùng quan trọng mặc dù cần cân nhắc một số yếu tố có thể ảnh hưởng từ việc sử dụng hóa chất kiểm soát, dưới đây là một số thông tin trả lời công dân – doanh nghiệp của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế trên baochinhphu.vn có thể sẽ hữu ích cho bạn:
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng hóa chất kiểm soát côn trùng dịch hại trong khu vực sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cần đảm bảo không có nguy cơ từ côn trùng và sinh vật gây hại ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, Điểm e, Khoản 4, Điều 9 quy định mức phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất, kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Quy định này nhằm mục đích kiểm soát nguy cơ từ côn trùng và sinh vật gây hại đối với an toàn thực phẩm, theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 50 của Luật An toàn thực phẩm và nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 4, Điều 3 của Luật An toàn thực phẩm.
Quá trình xác định chủ thể vi phạm và hành vi vi phạm được thực hiện bởi đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, cùng với người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khi tiến hành hoạt động thanh tra và kiểm tra.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/
Giải nghĩa từ Saovietpest
Saovietpest sẽ giúp bạn làm rõ các điểm trên như sau:
- Dù đó là hóa chất thô hay đã qua gia công thành các chế phẩm, thành phẩm diệt chuột, diệt côn trùng và động vật gây hại, tất cả đều được coi là hóa chất diệt côn trùng và động vật gây hại.
- Với những khu vực như khu sản xuất, khu bếp, và kho chứa thực phẩm (bao gồm cả kho hàng đã hoàn thiện), cùng với nguyên liệu thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ và vật liệu bao gói, nơi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (bao gồm cả nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và trường học), thường được xem xét trong không gian bị giới hạn bởi trần nhà, sàn và vách. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào cấu trúc và mục đích sử dụng, các khu vực này phải tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm, phù hợp với thực tế tại từng cơ sở. Thậm chí, dù các phần khu vực kể trên đã được che phủ để tránh tiếp xúc với hóa chất, việc sử dụng các loại hóa chất diệt chuột, diệt côn trùng và động vật gây hại vẫn bị cấm trong các khu vực này.
- Đối với việc sử dụng xông hơi và khử trùng trong quá trình sản xuất gạo và bột mì, mặc dù không rơi vào phạm vi quy định tại Điểm e, Khoản 4, Điều 9 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, nhưng khi thực hiện biện pháp này, doanh nghiệp phải đảm bảo không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sản phẩm, đồng thời không được ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề cần đến dịch vụ diệt gián, chuột, côn trùng, sinh vật hại,…hãy liên hệ ngay tới hotline của Saovietpest để được hỗ trợ tư vấn và khảo sát miễn phí, giúp bạn bảo vệ cơ sở kinh doanh, sản xuất của mình luôn an toàn khỏi các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm mà các loại côn trùng, sinh vật hại có thể đe dọa đến bạn.
Có thể bạn quan tâm:
- Gián đẻ trứng hay đẻ con? Nên làm gì để ngăn chặn gián sinh sản?
- Dịch vụ bắt mèo hoang