-
Đặc điểm sinh học của mối
Isoptera hay còn có tên gọi là mối chắc hẳn không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Đây là một loại côn trùng có họ hàng gần với loài gián, có tính bầy đàn cao, thường làm tổ ở trong các nền đất, tường nhà, hốc cây.
Đặc điểm của Mối
Thành phần loài và phân bố
Các nhà khoa học trên thế giới đã thu thập được có đến 2700 loài mối khác nhau và phổ biến nhất là mối nhà và mối đất cánh đen. Loại côn trùng này phân bố chủ yếu ở các vùng như á nhiệt đới, một số nước ven biển Địa Trung Hải, Bắc Mỹ, châu Úc, Bắc của châu Mỹ và châu Phi.
Sinh sản
Quá trình sinh sản của loài mối bắt đầu diễn ra khi bắt đầu vào mùa mưa là tháng 5 và bùng nổ vào tháng 6. Những con mối cánh dài sẽ bay ra khỏi tổ, rụng cánh và bò tìm mối cái để giao phối khi gặp tình trạng thích hợp mối cái sẽ chui vào tổ để bắt đầu quá trình đẻ trứng. Kể từ ngày đẻ trứng một tháng thì ấu trùng sẽ ra đời và sau hai tháng trải qua vài lần lột xác sẽ có mối thợ và mối lính.
Tổ chức xã hội loài mối
Các thành phần của loài mối
Mối vua, mối chúa
Mối cánh trưởng thành sau khi bay ra ngoài rụng cánh và giao hoan, ghép đôi sẽ được gọi là mối vua, mối chúa. Mối chúa thường có kích thước to hơn các con mối khác, màu sắc đậm hơn, có mắt kép và mắt đơn phát triển, sức sinh sản lớn. Thông thường trong một tổ mối chỉ có một đôi mối vua, mối chúa nhưng trong một số trường hợp phát hiện 2 – 3 đôi mối vua, mối chúa nguyên thủy.
Mối lính
Số lượng mối tình trong tổ mối không nhiều chủ yếu được phân hóa từ mối thợ có tác dụng là canh gác và tấn công những thành phần xâm nhập tổ mối. Với đặc điểm nổi bật là hai cặp hàm trên phát triển đây chính là vũ khí lợi hại của chúng, có con còn tiết dịch nhũ trắng khi tấn công sẽ phun chất dịch làm mê đối thủ. Mối lính không thể trực tiếp lấy mồi nên đôi khi phải nhờ mối thợ cho ăn.
Mối thợ
Chiếm số đông từ 70% – 80% trong tổ mối, mối thợ với cơ thể nhỏ sẽ gánh vác các công việc trong tổ như xây tổ, chuyển trứng, hút nước, nuôi mối non,… Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất cao đến gần 10m và cực kì chắc chắn đây hẳn là công trình lớn nhất của các loài côn trùng.
Sinh trưởng
Trong gỗ có chất cellulose đây là một món ăn ưa thích của mối. Mặc dù chất cellulose này khó để tiêu hóa nhưng ruột mối có thể tiết ra một loại dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.
-
Phương pháp phòng chống mối và diệt trừ
- Ngâm tẩm gỗ bằng hóa chất chống mối, để đề phòng mối xâm nhập
- Sử dụng một lớp hóa chất để cách ly nền móng: xử lý nền móng xây dựng trước khi xây nhà.
- Xác định tổ mối, loại mối và tình hình hiện trạng ở mối và phun thuốc đúng loại để xử lý tận gốc ở mối, diệt được mối chúa.
- Sử dụng phương pháp lây truyền để diệt mối: dùng thuốc mồi rải trực tiếp tại đường đi và tổ mối để mối thợ có thể ăn và mang về cho mối chúa cùng mối non ăn, từ đó tiêu diệt được tổ mối hoàn toàn.
Hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi xin hãy liên hệ đến số hotline hoặc email của Saovietpest để được tư vấn một cách chính xác nhất.
⨠⨠ Xem thêm: