Ve (ve chó, ve bò) và cách phòng chống

1. Khái quát chung về ve

Liên bộ ve bét gồm hai họ: Ve cứng Ixodidae (thế giới đã biết 702 loài, 14 giống) và ve mềm Argasidae (thế giới đã biết 193 loài, 4 giống).

ve cung ve mem
Ve (ve chó, ve bò) và cách phòng chống 10

Ve cứng & ve mềm

Việt Nam đã phát hiện 80 loài thuộc 9 giống ve; phổ biến nhất là ve chó Rhipicephalus sanguineus và ve bò Boophilus microplus.

2. Đặc điểm hình thái của ve

Ve cứng luôn có mai lưng (scutum) bằng kitin cứng (kể cả ấu trùng và thiếu trùng). Mai lưng ve đực phủ cả mặt lưng, còn mai lưng ve cái, thiếu trùng và ấu trùng chỉ có ở phần trước lưng. Nhiều loài còn có mai bụng. Phần phụ miệng và chân của ve cứng luôn luôn ở phía trước thân, nhìn thấy hoàn toàn từ mặt lưng.
Ve mềm cơ thể dẹt, hình bầu dục, da nhăn nheo, phần phụ miệng nằm khuất ở mặt bụng, từ mặt lưng không nhìn thấy. Trên mặt lưng không có mai.

Cơ thể phân đốt không rõ ràng, gồm 2 phần: Đầu giả (Capitulum) và thân (Idiomsoma).

3. Đặc điểm sinh học, sinh thái

Ve cứng và ve mềm gồm bốn giai đoạn: trứng – ấu trùng (3 đôi chân) – thanh trùng (4 đôi chân) – trưởng thành (4 đôi chân).

Mỗi giai đoạn phát triển cần hút no máu trước lúc lột xác và biến thái qua giai đoạn tiếp theo. Cả ve đực và ve cái đều hút máu vật chủ, nhưng ve đực hút máu không thường xuyên bằng ve cái.

cac giai doan phat trien cua ve
Ve (ve chó, ve bò) và cách phòng chống 11

Các giai đoạn phát triển của ve cứng và trứng ve

Ve cứng cái đẻ trứng ở mặt đất với số lượng lớn (hàng vạn trứng) sau 3-5 ngày nở ra ấu trùng rất nhỏ, từ 0.5 – 1.5mm, chúng bò lên cây cỏ, trú ẩn ở mặt dưới lá cây, chờ khi vật chủ đi qua, chúng bám ngay vào vật chủ, đốt và hút máu ở những nơi thích hợp. Sau một vài ngày khi thật no máu, chúng rơi xuống đất hoặc ở lại trên cơ thể vật chủ, tìm nơi trú ẩn, lột xác thành thiếu trùng. Thiếu trùng đói này chờ đợi gặp vật chủ ưa thích đến để bám và đốt, sau đó lột xác thành ve trưởng thành. Ve trưởng thành vừa được lột xác xong lại tấn công, đốt, hút máu vật chủ, sau 1 – 4 tuần thật no máu, chúng lại rơi xuống đất tìm chỗ trú ẩn dưới các khe đá hoặc lá cây để đẻ trứng.

Ve bám vào cơ thể vật chủ một vài ngày nên có thể được vật chủ mang đi xa. Kết hợp với đốt và hút máu các vật chủ khác nhau, và phát tán xa đã làm cho vai trò truyền bệnh của ve có tầm quan trọng đáng kể.

hinh 48
Ve (ve chó, ve bò) và cách phòng chống 12

Các giai đoạn phát triển của ve mềm Omithodoros moubata

4. Phân bố

Ở Việt Nam đã phát hiện được 1 loài ve mềm ký sinh trên các động vật máu nóng (trâu, bò, chó, chuột, gà, chim…) và bò sát (rắn, kỳ đà…). Khu vực phân bố của ve tùy thuộc vào vật chủ. Có loài gặp nhiều ở rừng rậm, đồng cỏ; có loài ở xung quanh chuồng gia súc… Ở Miền Bắc Việt Nam đã phát hiện được 49 loài và phân loài ve cứng.

5. Vai trò gây bệnh, gây hại

Cả ve đực và ve cái đều là vật truyền bệnh nguy hiểm cho người và động vật. Mầm bệnh không những chỉ truyền từ người này qua người khác khi ve đốt và hút máu mà ve cái còn có thể di truyền mầm bệnh cho thế hệ sau qua trứng. Một số loài là véc tơ của bệnh như Rickettsia Borrelia. Ve hút máu vật chủ, tiết độc tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của vật chủ, gây ra những vết thương tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Bản thân ve đóng vai trò là nguồn bệnh hoặc vật chủ trung gian hoặc vật môi giới lan truyền bệnh cho các động vật nuôi và người. Vì sau khi vật chủ chết, ve sẽ bò ra và bám vào người. Thú săn được cũng không nên bỏ lên sàn nhà, nền nhà để tránh ve ở lại trong nhà rồi bám vào người.

Ở những nơi có dịch, nhất là sốt phát ban, không nên để chó ở trong nhà, vì chó có thể chui vào bụi cây rồi bị ve bám vào, có thể mang cả ve nhiễm trùng. Các ve này theo chó rơi xuống nhà ở và có khả năng bám vào người.

Ve mềm Ornithodoros moubata truyền được cho người một số loài xoắn khuẩn thuộc chi Spirochaeta Borrelia. Ve hút máu của động vật gặm nhấm và thú nhỏ bị nhiễm soắn khuẩn, soắn khuẩn phân tán khắp cơ thể ve và cả tuyến nước bọt, sau đó truyền cho động vật xương sống khác. Ve mềm Ornithodoros moubata gây bệnh sốt hồi quy.

6. Biện pháp phòng chống

  • Diệt ve trên động vật nuôi: Ve có thể đốt người, truyền bệnh cho người và động vật. Xử lý hoá chất diệt trực tiếp lên cơ thể của những động vật này dưới các dạng rắc bột, phun, tắm nước có thể rất hiệu quả. Diệt ve trên gia súc, chuồng gia súc (trâu, bò, ngựa…), dùng hoá chất diệt côn trùng như: malathion (5%), dichlovos (0,1%), carbaryl (1%), dioxathion (0,5%), naled (0,2%), coumaphos 1(%), để tấm gội hoặc phun cho gia súc; dùng bột malathion (5%), carbaryl (5%), coumaphos (0,5%), trichlorphon (1%), để rắc vào chuồng gia súc; phun tồn lýu dung các hoá chất dưới dạng dung dịch dầu hoặc như tương như propoxur (1%), bendiocarb (0, 25-0,48%), pirimiphos methyl (1%), diazinon (0,5%) malathion (2%), carbaryl (5%), chlopyriphos (0,5%), phun sương nhóm phốt pho hữu cơ: Carbamate và pyrethroids, dùng vòng đeo cổ có tẩm dichlorvos (20%), propetamphos (10%), permethrin (11%) cho chó và mèo.
  • Phun hoá chất vào nền nhà, cổng, hành lang, cũi chó và những địa điểm khác mà gia súc ngủ. Cần chú ý đặc biệt đến nơi trú ẩn của ve trong các khe tường, sàn nhà và đồ đạc.

Cần phải chú ý nhiều đến các biện pháp phòng hộ cá nhân chống ve đốt: Trang bị cá nhân gồm có quần liền áo, cổ tay áo và gấu quần đều có chun, tất, dày mũ chống ve khi vào rừng:

  • Khi lao động hoặc đi qua nơi có ve hoạt động, định kỳ khoảng 50 phút 1 lần cần nghỉ để bắt ve trên thân thể, quần áo; tốt nhất là 2 người kiểm tra cho nhau.
  • Khi đã bị ve đốt, cần phải lấy ve ra càng sớm càng tốt, có thể lấy ve ra bằng cách kéo từ từ nhưng kiên trì chắc chắn hoặc nhẹ nhàng lấy kim châm hoặc đốt vào thân ve để ve tự nhả ra, tránh dứt mạnh làm đầu giả của ve bị đứt lại trong da gây viêm đau.
  • Dùng hoá chất xua côn trùng như DEP, DMP, DETA… bôi lên chỗ da hở, lên quần áo.
  • Mặc quần áo bảo hộ bỏ áo vào trong quần, quần vào trong tất, đi giày hoặc ủng.
  • Mặc quần áo có tẩm thuốc diệt côn trùng như: permethrin, Cyfluthrin.
  • Không ngồi trực tiếp xuống đất, cỏ…
  • Phá nơi sinh sản và trú ẩn của ve: Lấp khe kẽ trên nền nhà, chuồng chăn nuôi. Bộ đội trú quân ở rừng cần phát quang xung quanh lán trại, nhà và đốt sạch mùn rác.

Bảo vệ cộng đồng:

  • Điều tra giám sát: Thu thập mẫu vật để xác định nơi ở của ve, nơi cần phòng chống.
  • Quản lý thảm thực vật và vật chủ: dùng những biện pháp vật lí, hoá học để giảm bớt và cách ly ổ của ve; di chuyển hoặc ngăn chặn vật chủ không cho tiếp xúc với ve.
  • Phòng chống bằng hoá học có mục tiêu: Sử dụng hóa chất diệt côn trùng để phòng chống ve, nhằm vào nơi ở và vật chủ của ve.
  • Thực hiện nếp sống văn hoá: thay đổi lối sống để hạn chế tiếp xúc với ve.

Xem thêm:

Rate this post
Zalo
Liên hệ >