Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu hay còn được biết đến với tên gọi ung thư máu, là một nhóm ung thư máu ảnh hưởng đến các tế bào máu của cơ thể, chủ yếu là các tế bào bạch cầu. Bệnh bạch cầu có thể hình thành khi các tế bào bạch cầu không phát triển như bình thường. Những tế bào này không thể hoạt động đúng chức năng của chúng, gây mất cân bằng hệ miễn dịch và làm suy yếu khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng cũng như các vấn đề sức khỏe khác của cơ thể.
Tại Việt Nam bệnh Bạch cầu xếp thứ 7 trong số các loại ung thư (theo thống kê được công bố năm 2018). Trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc thấp hơn so với nam giới (7,1% ở nam và 5,7% ở nữ).
Nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch cầu
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch cầu vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân khác nhau được cho là liên quan đến sự phát triển của bệnh bạch cầu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Di truyền: Nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh bạch cầu có thể di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, việc có người thân mắc bệnh bạch cầu không có nghĩa là bạn hoặc một thành viên gia đình khác cũng sẽ mắc bệnh bạch cầu.
- Rối loạn di truyền: Các rối loạn di truyền như bệnh u xơ thần kinh , hội chứng Klinefelter , hội chứng Schwachman-Diamond và hội chứng Down. Những người mắc các hội chứng di truyền như hội chứng Down có tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp tính cao gấp 20 lần so với người bình thường.
- Tiếp xúc với hóa chất: Một số hóa chất như benzen (chất độc môi trường), thuốc diệt côn trùng, và các thuốc dùng cho hóa trị liệu đã được xác định là có thể gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
- Rối loạn máu: Các rối loạn máu như hội chứng loạn sản tủy cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiếp xúc với bức xạ cao: Người đã từng tiếp xúc với mức độ bức xạ cao, ví dụ như nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu.
- Điều trị ung thư trước đó: Những người đã được hóa trị để điều trị các bệnh ung thư khác có tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cao hơn sau 2-10 năm hóa trị.
- Hút thuốc: Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu (đặc biệt là bệnh bạch cầu cấp tính) mà còn có liên quan đến nhiều bệnh khác.
- Vi rút: Một số loại vi rút như retrovirus, vi rút ở mèo, HTLV-1 ở người lớn cũng có thể gây ra bệnh bạch cầu.
Triệu chứng của bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng đa dạng với các dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu, chẳng hạn như:
- Mệt mỏi , dễ bị mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài không dứt
- Mất cảm giác thèm ăn
- Khó thở
- Triệu chứng sốt hoặc cảm giác lạnh run
- Giảm cân không rõ lý do
- Ra mồ hôi nhiều, đặc biệt vào ban đêm
- Da nhợt nhạt
- Đau hoặc nhạy cảm ở xương/ khớp
- Đau hoặc cảm giác đầy dưới xương sườn bên trái
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách, bẹn hoặc dạ dày , lách hoặc gan to
- Dễ bị bầm tím và chảy máu, bao gồm chảy máu mũi , chảy máu nướu răng, phát ban trông giống như những đốm đỏ nhỏ trên da ( xuất huyết ) hoặc các mảng da màu tím/tối
- Phát ban hoặc đốm đỏ trên da
- Đau đầu thường xuyên
- Hay mắc các bệnh nhiễm trùng, có thể thường xuyên hoặc thỉnh thoảng
- Thường xuyên cảm thấy
- Hụt hơi
- Cơ thể yếu đuối
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bệnh bạch cầu ở trên, đặc biệt là nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư máu.
Các loại bệnh bạch cầu phổ biến
Có 4 loại bệnh bạch cầu chính. Chúng được chia thành hai nhóm là bệnh bạch cầu cấp và bệnh bạch cầu mạn tính.
Bệnh bạch cầu cấp
Bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL): là loại bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trên 50 tuổi. ALL bắt đầu khi có quá nhiều tế bào lympho hình thành trong tủy xương.
ALL có khả năng lây lan đến:
- Não
- Gan
- Hạch bạch huyết
- Xương sống
- Lách
Bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML): là loại bệnh bạch cầu cấp tính phổ biến hơn ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi), AML cũng xảy ra ở trẻ em. Bệnh bắt đầu ở tủy xương, thường ở các tế bào bạch cầu gọi là myeloblast. Nhưng AML cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Khi số lượng tế bào bất thường tăng lên, chúng sẽ lấn át các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương và máu.
Tế bào ung thư có thể lây lan nhanh chóng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm:
- Hệ thống thần kinh trung ương
- Gan
- Hạch bạch huyết
Bệnh bạch cầu mạn tính
Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL): là loại bệnh bạch cầu mãn tính phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Bệnh xảy ra khi tủy xương sản xuất nhiều tế bào lympho hơn mức cần thiết và trở thành tế bào ung thư. Khi số lượng tế bào ung thư tăng lên, chúng sẽ ngăn cản các tế bào máu khỏe mạnh thực hiện chức năng của mình. Các triệu chứng của loại bệnh này có thể không xuất hiện trong nhiều năm.
Bệnh bạch cầu tủy mạn tính (CML): CML ít phổ biến hơn các loại khác. Độ tuổi trung bình được chẩn đoán mắc CML là 64. Loại bệnh ung thư này được hình thành khi có sự thay đổi di truyền xảy ra ở các tế bào tủy. Sự thay đổi này khiến các tế bào bị ảnh hưởng thành các tế bào ung thư nhân lên. Các tế bào ung thư tích tụ trong tủy xương và máu, lấn át các tế bào khỏe mạnh. Đôi khi, CML có thể chuyển thành bệnh bạch cầu cấp tính, rất khó điều trị.
Ngoài ra, còn có một số loại bệnh bạch cầu ít phổ biến hơn, chẳng hạn như:
Bệnh bạch cầu tế bào lông(HCL): là một dạng bệnh bạch cầu mạn, phát triển chậm và hiếm gặp. Một loại ung thư phát triển chậm hình thành trong một số tế bào bạch cầu (tế bào lympho B) và khiến chúng phát triển không kiểm soát.
Bệnh bạch cầu lymphocytic hạt lớn (LGL): Một loại ung thư máu khiến một số tế bào bạch cầu (lymphocyte) trở nên to và có dạng hạt. Bệnh bạch cầu LGL có thể phát triển chậm hoặc nhanh.
Bệnh bạch cầu tiền lympho bào (PLL): Một loại ung thư máu hiếm gặp, hung hãn ảnh hưởng đến tế bào B hoặc tế bào T của cơ thể.
Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu bệnh nhân mắc phải, dựa trên độ tuổi và sức khỏe tổng thể, cũng như liệu bệnh bạch cầu đã di căn sang các cơ quan hoặc mô khác hay chưa.
Các phương pháp điều trị thông thường thường, bao gồm:
Hóa trị
Là hình thức điều trị bệnh bạch cầu phổ biến nhất. Nó bao gồm việc sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chúng nhân lên. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể nhận được hóa chất (thuốc) dưới dạng viên thuốc, tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da
Xạ trị
Trong quá trình điều trị, một máy sẽ chiếu các chùm tia bức xạ năng lượng cao vào các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng hoặc ngăn chặn chúng phát triển và lây lan.
Ghép tế bào tạo máu ( ghép tế bào gốc hoặc ghép tủy xương)
Phương pháp điều trị này thay thế các tế bào tạo máu ung thư bị tiêu diệt bởi hóa trị hoặc xạ trị bằng các tế bào tạo máu mới, khỏe mạnh. Bệnh nhân cần lấy các tế bào khỏe mạnh này ra khỏi máu hoặc tủy xương trước khi hóa trị và xạ trị, hoặc chúng có thể đến từ người hiến tặng. Các tế bào mới khỏe mạnh sẽ nhân lên, tạo thành tủy xương và các tế bào máu mới trở thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu mà cơ thể cần.
Liệu pháp miễn dịch (liệu pháp sinh học)
Sử dụng một số loại thuốc để tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể bệnh nhân, hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh bạch cầu.
Liệu pháp nhắm mục tiêu
Sử dụng thuốc được thiết kế để tấn công các phần cụ thể của tế bào bạch cầu (như protein hoặc gen) khiến chúng vượt qua các tế bào máu bình thường. Liệu pháp nhắm mục tiêu có thể ngăn chặn các tế bào bạch cầu nhân lên, cắt đứt nguồn cung cấp máu của tế bào hoặc tiêu diệt chúng trực tiếp.
Liệu pháp tế bào CAR T
Là một loại liệu pháp miễn dịch, sử dụng tế bào T của chính bệnh nhân để chống lại ung thư.
Hãy nhớ phương pháp điều trị và cơ hội thuyên giảm lâu dài của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không ai có thể dự đoán được kết quả của bạn nếu không hiểu sức khỏe và bệnh bạch cầu của bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn về nếu có triệu chứng bất thường.