Mối và cách phòng chống

1. Khái quát chung

Mối bộ Cánh đều (Isoptera), lớp côn trùng (Insecta), sống ở các vùng nhiệt đới, hàng năm gây thiệt hại rất lớn cho nhiều loại cây trồng và cho các công trình kiến trúc, kho tàng, đê điều… Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen.

Ở Việt Nam có khoảng 140 loài mối, thuộc các giống Coptotermes, Cryptotermes, Neotermes, Clyptotermes, Clyptotermes, Hodotermes, Reticulitermes, Shedorhinotermes, Macrotermes, Odontotermes…

Mối là một loại côn trùng xã hội đa hình thái. Do sự chuyển hóa về chức năng, mối phân hóa thành các dạng khác nhau về hình dạng và cấu tạo cơ thể: Mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ trong cùng một đàn.

2. Đặc điểm hình thái

Cơ thể mối gồm 3 phần: Đầu, ngực, bụng với ranh giới rõ rệt, dính nhau bằng các tấm màng đệm, vỏ cơ thể có cấu tạo cutin rắn chắc nhưng rất mềm dẻo, ở phần giữa các đốt và các phần phụ chuyển động.

Mối chúa trưởng thành có một cơ thể khổng lồ chiều dài 10cm và là một cỗ máy đẻ thực sự. Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lính. Mối thợ, dài khoảng 4mm.

moi chua va moi tho
Mối và cách phòng chống 7

Mối chúa và mối thợ

Mối lính lớn hơn mối thợ nhiều và chúng có cái đầu rất to. Một số mối lính được trang bị bộ hàm giống như một cặp kéo, một số khác lại có một bộ hàm giống như mỏ. Mối lính có nhiệm vụ bảo vệ tổ mối. Kẻ thù chính của mối là kiến.

moi linh
Mối và cách phòng chống 8

Mối lính

3. Đặc điểm sinh học, sinh thái

Mối là côn trùng biến thái không hoàn toàn, trải qua các giai đoạn phát triển: Trứng – ấu trùng – mối trưởng thành (mối lính và mối thợ), từ trứng – trưởng thành thời gian khoảng 2 tháng .

Mối chúa bắt đầu cuộc đời của mình như một con cái giống, với những chiếc cánh. Cùng với nhiều con cái khác và những con đực có cánh, nó bay ra khỏi tổ,đó là sự chia đàn. Nó hạ cánh ở một nơi nào đó, hai cánh bị mất đi và kết đôi với một con đực. Sau khi làm tổ 10 ngày thì mối chúa bắt đầu đẻ trứng. Như vậy, chúng đã tạo ra được một tập đoàn mới. Sau lần cặp đôi và đẻ trứng đầu tiên, mối chúa chỉ đẻ 5 – 25 trứng, đôi khi nó còn đẻ tới hơn 30 trứng trong 1 phút tùy theo loài. Sức sinh sản này tăng dần theo tuổi. Trong 1 tổ mối, có thể có nhiều mối chúa nên sức sinh sản của 1 đàn mối cực kỳ lớn. Một số loài có khả năng duy trì tuổi thọ của đàn tới gần 100 năm.

Mối sinh sản là các dạng mối có khả năng sinh sản như mối cánh trưởng thành, mối chúa, mối vua. Mối vô sinh là các dạng không có khả năng sinh sản hoặc cơ quan sinh dục đã bị tiêu giảm như mối lính, mối thợ.

Mối thường sống thành những tập đoàn lớn. Một số xây tổ ở rất cao. Mối chúa và mối vua (nhỏ hơn mối chúa) sống ở trung tâm của tổ.

Mối thợ thường nhỏ hơn các thành viên khác trong đàn nhưng số lượng lại đông hơn. Chúng có nhiệm vụ xây dựng và sửa chữa tổ, chuẩn bị thức ăn và nuôi dưỡng các thành viên khác trong đàn. Chúng coi sóc trứng, ấu trùng và nhộng.

Tổ mối được mối thợ làm từ đất trộn với nước bọt và phân. Tổ mối được bao bọc bởi 1 lớp tường thành bên ngoài rất cứng. Giữa bức tường thành này và tổ mối được bố trí những đường dẫn cho phép không khí có thể lưu thông được. Phần trung tâm của tổ được chia thành vô số các phòng. Một phòng lớn được dành cho mối chúa liên tục đẻ trứng. Những phòng khác dành để nuôi ấu trùng và nhộng mối. Ngoài ra còn có các nhà kho để đồ dự trữ và các phòng chứa chất thải. Hình thái của tổ mối cũng rất đa dạng: hình quả lê (Macrotermes annandalei), hình tròn (Odontotermes hainanensis), hình vòm, hình tháp, hình phỏng theo dạng hòm, dạng nhà,…

Hàng năm, mối gây hại lớn cho các công trình kiến trúc, đê đập, kho tàng và cây trồng. Vì vậy, việc phòng trừ mối cần được quan tâm nhằm giảm thiểu những thiệt hại do mối gây ra.

Mối là loài côn trùng phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Chúng có khả năng sinh sản và phân đàn rất lớn. Hằng năm vào mùa mưa, hàng trăm dôi mối cánh từ các tổ mối trưởng thành bay ra môi trường tự nhiên, chui rúc vào các khe kẽ. Đa phần sẽ bị chết nếu không gặp được điều kiện thích hợp. Phần còn tồn tại được sẽ thành lập các tổ mối mới, bắt đầu sinh sản. Các tổ có đủ nguồn thức ăn sẽ nhanh chóng trưởng thành về số lượng mối con và bắt đầu phá hoại, còn các tô ở vị trí không có sẵn nguồn thức ăn sẽ trưởng thành chậm hơn

Mối thích ăn chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.

4. Tổ chức xã hội của mối

  • Mối chúa (Mối hậu): Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12 – 15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4- 5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8 000-10 000 trứng.
  • Mối thợ: Cơ thể nhỏ, các chi phát triển. Mối thợ chiếm số đông, tới 70- 80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non… Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
  • Mối lính: Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương. Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

5. Đặc điểm phân bố

Cũng như các nhóm côn trùng khác, mối phân bố khắp nơi trên trái đất. Tuy nhiên số lượng và thành phần loài mối khác nhau ở các vùng địa lý, khí hậu khác nhau, từng lãnh thổ khác nhau, từng độ cao khác nhau và sinh cảnh khác nhau.

6. Vai trò gây bệnh, gây hại

Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống…, thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá…

Mối phá hoại đồ gỗ, giấy và các vật chất có chứa cellulose để làm thức ăn, hoặc tạo các khoảng rỗng dưới nền công trình. Tại Ấn Độ, ước tính hàng năm trị giá số cây cốc bị mối làm hại tới 280 triệu rupi.

Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối Chúa.

Loài mối “gỗ khô” có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối “đống cát”. Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.

Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v… Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối Chúa.

Giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, về số lượng cá thể, về cấu trúc tổ… song đều có sự giống nhau là chúng sống quần thể. Mỗi quần thể đều có sự phân công theo chức năng. Ví dụ loài mối đất Đài loan hay mối nhà (Coptermes formosanus Shiraki), tổ mối trưởng thành có trên 10 triệu cá thể. Ngăn chặn sự tấn công của mối và điều thiết yếu để tránh những tác hại mà chúng có thể gây ra.

7. Biện pháp phòng chống

Sử dụng hóa chất: Loại hóa chất dạng bột, pha sẵn có khả năng diệt cả tộc đoàn mối, không phải đào bới và thuốc không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp xử lý: Bơm thuốc trực tiếp lên mối sống để chúng lây lan mang thuốc về tổ và tiêu diệt toàn bộ tổ mối dưới đất (phương pháp này được áp dụng cho những nơi đã có sự xuất hiện của mối với số lượng tương đối lớn đặc biệt là loài mối Comtotemes Jormosanns (Mối Nhà).

  • Bước 1. Đặt mồi nhử: Cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối (chọn nơi yên tĩnh càng tốt). Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải làm giá treo cố định hộp.
  • Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt 2 – 3 hộp.
  • Bước 2: Phun thuốc dạng bột: Sau khi đặt mồi nhử từ 10 – 15 ngày, tiến hành kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp nhử có xuất hiện đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp. Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng thuốc bột PMC 90 bơm đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu. 1 – 2 ngày sau khi mối rút hết về tổ thì dọn bỏ hộp.
  • Bước 3: Phun thuốc dạng dung dịch: Sử dụng hóa chất chuyên dùng dạng dung dịch phun trực tiếp vào đường mối đi, nơi bị mối tấn công nhằm tiêu diệt hết mối thợ còn lại và phun trực tiếp lên bề mặt các kết cấu bằng gỗ, chân tường, những nơi mối có thể di chuyển và tấn công nhằm ngăn chặn không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình.

 

Rate this post
Zalo
Liên hệ >