1) Nhóm phá hại nguyên phát (Primary pest): Trực tiếp tấn công ăn hại.
2) Nhóm phá hại thứ phát (secondary pest): Tận dụng các phần đã bị gặm phá của nhóm phá hại sơ cấp.
Côn trùng hại kho cũng có thể được chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm gây hại chính (major pest): Đây là những loài gây hại tổn hại đáng kể cho hàng hóa bảo quản sự gây hại của chúng làm hư hại về chất lượng và hao hụt về trọng lượng.
- Nhóm gây hại thứ yếu (minor pest): Bao gồm những loài gây hại có tính chất cục bộ và có thể diễn ra chỉ sau khi có việc xâm nhiễm phát triển của các loài gây hại chính.
- Nhóm gây hại ngẫu nhiên hay tình cờ (temporary): Là những loài côn trùng xâm nhiễm vào kho do mở cửa, mở gói bao bì trong quá trình vận chuyển. Chúng bị lôi cuốn vào kho hàng do sức hấp dẫn của ánh sáng, mùi thơm, gió thổi hay chỉ là mục đích làm nơi trú ẩn.
- Nhóm côn trùng ký sinh, bắt mồi ăn thịt: Chúng xâm nhiễm vào kho hàng để ký sinh hoặc ăn thịt các loài côn trùng hại kho.
Đặc điểm chung của bộ cánh cứng Coleoptera
- Bộ Cánh cứng là một bộ lớn nhất trong giới động vật, có khoảng 250.000 loài. Kích thước cơ thể biến động.
- Ngoài đôi cánh cứng điển hình, vỏ cơ thể của chúng phần lớn cũng hóa cứng.
- Miệng kiểu gặm nhai.
- Mắt kép dạng hình tròn, hình bầu dục, hình quả thận.
- Râu đầu có 3 – 12 đốt. Có nhiều dạng.
- Mảnh lưng ngực trước rộng. Bàn chân có từ 3 – 5 đốt. Cánh trước bằng chất sừng hoặc chất da che phủ cơ thể thành dạng mai cứng
1. Mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus
- Phân bố: trên toàn thế giới
- Ký chủ chính: Arachis hypogaea (lạc), nông sản bảo quản, ngoài ra ăn các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, xác côn trùng, thức ăn gia súc, phân côn trùng,…
- Đặc điểm sinh học: Mọt trưởng thành và sâu non đều thích sống tập trung ở các nơi sàn, nền kho ẩm thấp và ăn các loại thực vật ẩm mốc, sản phẩm mục nát.
- Mọt trưởng thành tự ăn lẫn nhau và có khả năng nhịn đói. Ở nhiệt độ 25°C, ẩm độ 70% chúng sống được 100 ngày và đẻ khoảng 1000 trứng.
- Cơ thể hình bầu dục, màu đen bóng, kích thước 5 – 7 mm.
- Bờ bên của mảnh lưng ngực phía trên cong vào, còn phần sau gần như thẳng.
- Mắt kép bị bờ trên của đầu che khuất 1/2.
2. Mọt khuẩn nhỏ Alphitobius laevigatus
- Toàn thân màu đen, không bóng, kích thước 3.5 – 5.5mm.
- Mảnh lưng ngực trước cong đều ở cả mép trước và mép sau, 2 cạnh hơi khum đều.
- Mắt kép bị bờ trên của đầu che khuất tạo thành 2 phần gần bằng nhau, ở eo mắt chỉ có 1 hàng mắt nhỏ.
3. Mọt bột đỏ Tribolium castaneum
- Tên khác: Colydium castaneum Herbst / Tribolium navale auct / Tribolium testaceum F.
- Phân bố: Rộng khắp các vùng ấm áp trên thế giới.
- Ký chủ chính: Lạc, yến mạch lúa mạch, đậu lăng, lúa gạo, đậu lima, đậu Hà Lan, quả hạch, lúa mạch đen, lúa miến, nông sản bảo quản, lúa mì, ngô.
- Triệu chứng gây hại: Các pha đều phát triển bên ngoài nông sản. Trưởng thành đẻ trứng lẫn vào nông sản. Chúng gây hại nặng đối với lúa gạo và lúa mì làm cho nông sản chuyển màu vàng xám và nấm mốc xâm nhập.
- Phương thức gây hại: Loài gây hại bên ngoài nông sản bảo quản (hại thứ phát).
- Phương pháp điều tra phát hiện: Tìm dấu vết, chất thải của loài côn trùng này trên bao bì, bề mặt nông sản đổ rời, khe kẽ của kho bảo quản. Có thể dùng bẫy (nếp gấp, hình nón và bẫy dính) hay bẫy pheromone để dẫn dụ sâu non và trưởng thành.
- Cơ thể dẹt, hình chữ nhật, màu nâu đỏ sẫm.
- Râu đầu có 11 đốt, 3 đốt cuối phình to hình chuỳ rõ ràng.
- Toàn thân màu nâu bóng, đầu dẹt và rộng, mắt kép màu đen. Nhìn ở mặt dưới đầu khoảng cách giữa 2 mắt kép bằng đường kính của một mắt kép.
- Đầu và phần trên của mảnh lưng ngực có nhiều điểm lõm nhỏ.
- Trên cánh cứng có 10 đường rãnh chạy dọc theo thân, trong đường rãnh có nhiều điểm lõm nhỏ xếp thành hàng.
- Trưởng thành mới vũ hoá có mảnh lưng ngực màu trắng hơi vàng, hai cánh màu trắng. Sau đó cơ thể chuyển sang màu nâu đỏ đậm dần.
4. Mọt đầu dài Latheticus oryzae
- Cơ thể dài từ 2,5 – 3 mm, màu vàng nhạt.
- Đầu dài, rộng bằng tấm ngực trước.
- Râu đầu 5 đốt ngoài dạng chùy, đốt ngoài cùng nhỏ hơn.
- Râu đầu 5 đốt ngoàiTấm lưng ngực rộng bằng cánh, chiều rộng lớn hơn chiều dài, rìa trước MLN mở rộng.
- Dọc 2 cánh gần như song song với nhau, trên cánh có các chấm nhỏ. dạng chùy, đốt ngoài cùng nhỏ hơn.
Họ Bruchidae
- Trứng: Thường được đẻ bên ngoài hạt.
- Sâu non: Không chân, cong dạng chữ C
- Nhộng: Dạng nhộng trần
- Trưởng thành:
- Cơ thể hình bầu dục, toàn thân phủ đầy lông ngắn.
- Tấm lưng ngực bờ trước tròn, hình chuông.
- Cánh không che hết bụng, để lộ ra đốt bụng cuối cùng.
- Mắt nhô rõ ra khỏi đầu về phía trước. Đầu nhỏ, kiểu miệng dưới.
- Râu đầu hình chuỗi hạt, răng cưa, răng lược.
- Đốt đùi, đốt chày thường có gai
Phân biệt một số họ phụ thuộc họ Bruchidae
5. Mọt đậu cô ve Acanthoscelides obtectus
- Phân bố: A. obtectus có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, nhưng đã lan sang hầu hết các vùng nóng và ấm và cả một số vùng ôn đới.
- Ký chủ:
- Ký chủ chính: Đậu, đậu chiều, đậu tây, đậu ngự.
- Ký chủ phụ: đậu đũa, đậu đen, đậu mỏ két, đậu tương, đậu Hà Lan, đậu răng ngựa, ngô, đậu cỏ,…
- Triệu chứng: Hạt bị hại có rất nhiều lỗ thủng do trưởng thành vũ hoá tạo ra
- Phương thức gây hại: Sâu non mới nở ra chui ngay vào trong hạt sau 1-3 ngày, lỗ đục có đường kính 0,22 mm. Sâu non đục thành đường lòng máng và ăn hại mầm của hạt, khi sâu lớn lên lòng máng rộng thêm và chúng tiết vào đó chất dịch men, sâu đẫy sức tiến gần ra lớp vỏ tạo thành ngăn hình bầu dục và hoá nhộng, trưởng thành mới vũ hoá bật nắp lỗ đục chui ra làm cho hạt bị rỗng
- Phương pháp điều tra phát hiện: Kiểm tra kỹ bề mặt của hạt, dùng tay bóp kiểm tra độ xốp của hạt và sâu non hay nhộng trong hạt
- Toàn thân màu nâu đất, trên có các đốm lông màu nâu vàng.
- Râu đầu hình chuỗi hạt 11 đốt, từ đốt 1 đến đốt 4 có màu vàng, các đốt còn lại màu nâu.
- Đốt đùi chân sau có 3 gai, 1 gai to và 2 gai nhỏ.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC – SINH THÁI
- Mọt trưởng thành không ăn, giao phối và đẻ trứng ngay sau khi vũ hoá 1-3 ngày.
- Ngoài đồng, mọt cái đẻ trứng trên những quả đậu bắt đầu vàng, ở những chỗ nứt hoặc mép của quả, mỗi chỗ con cái có thể đẻ 6-44 trứng, trên 1 quả đậu có thể thấy 1-3 vị trí đẻ trứng. Vòng đời khoảng 4-6 tuần (ở điều kiện nhiệt độ 28°C và độ ẩm 70%).
- Trong kho, con cái đẻ trứng trên mặt hạt đậu, hoặc đẻ trứng trên mặt đất, mỗi con cái đẻ trung bình 44 trứng (nhiều nhất 97 trứng) trong 9-15 ngày.
- Sâu non có 4 tuổi. Sâu non và nhộng phát triển trong hạt. Một năm có 4-5 lứa (thường lứa 1 ở ngoài đồng, lứa 2 ở ngoài đồng và trong kho, các lứa còn lại ở trong kho). Lứa đẻ vào tháng 7 – 8 có vòng đời 19-28 ngày, lứa đẻ vào tháng 1 – 5 năm sau có vòng đời 98-113 ngày, lứa đẻ tháng 12 đến tháng 5 năm sau có vòng đời 120-125 ngày. Mọt trưởng thành chỉ sống được 13 – 15 ngày (tuỳ thuộc vào nhiệt độ). Mọt trưởng thành hoạt động mạnh vào buổi trưa và lúc trời ấm, bay được khá xa. Ở nhiệt độ thấp, chúng ít hoạt động và nấp kín dưới lá hoặc cuống lá, quả. Chúng có khả năng chịu lạnh dưới 18°C
6. Mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis
- Thân hình bầu dục ngắn, phía cuối mảnh lưng ngực có 2 u lông trắng rõ.
- Râu 11 đốt, con cái hình răng cưa, con đực hình răng lược.
- Đốt đùi chân sau có 2 gai nhọn
- Đặc điểm sinh học, sinh thái học:
- Mọt trưởng thành không ăn, thời gian sống khoảng 15 ngày.
- Trứng được đẻ trên bề mặt hạt, trên quả đậu ở ngoài đồng.
- Sâu non nở ra chui ngay vào trong hạt và phát triển trong đó, trưởng thành vũ hoá, bật nắp chui ra.
- Điều kiện thích hợp là nhiệt độ 30-32°C, ẩm độ 90% thì vòng đời hết 28-31 ngày.
7. Mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (Fabricius)
- Phân bố: Khắp các vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới. Loài C. maculatus có nguồn gốc ở châu Phi
- Ký chủ: Ký chủ chính: họ đậu (Fabaceae), đậu nành, đậu lăng, đậu đũa, nông sản bảo quản
- Giai đoạn bị hại: Giai đoạn cận thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. ngoài đồng
- Bộ phận bị hại: Hạt
- Triệu chứng: trứng xuất hiện trên vỏ quả, phân sâu non đùn ra bịt lỗ đục, trưởng thành vũ hoá tạo tạo vết tròn trên vỏ hạt hoặc trên hạt.
- Phương thức gây hại: Gây hại chuyên tính, sâu non ăn hại bên trong hạt, trưởng thành đôi khi ăn lá cây trồng. Chúng gây hại cả ngoại đồng và trong kho dự trữ. Ngoài đồng, trưởng thành đẻ trứng trên vỏ quả đậu và theo vào trong kho cất giữ
- Phương pháp điều tra phát hiện: Quan sát bên ngoài lô hàng, bóp nhỏ hạt để phát hiện pha sâu non. Chú ý kiểm tra kén nhộng trên lô hàng.
- Cánh cứng có vân tạo thành hình chữ X rất rõ hoặc toàn bộ phần lưng và cánh có màu nâu vàng.
- Râu chuỗi hạt 11 đốt, từ đốt 4 đến đốt cuối hình răng cưa.
- Đốt đùi chân sau có 2 gai không đều nhau: gai ngoài to và tù, gai trong dài và nhọn
8. Mọt đậu Mê-hi-cô Zabrotes subfasciatus
- Tên thông thường: Mọt đậu Mê-hi-cô (Mexican bean weevil )
- Tên khác:
- Spermophagus musculus Boheman
- Spermophagus pectoralis Sharp
- Spermophagus semifasciatus Boheman
- Spermophagus subfasciatus Boheman
- Zabrotes pectoralis (Sharp)
- Phân bố:
- Châu Á: India, Israel, Lebanon, Myanmar;
- Châu Mỹ: Cuba, Guatemala, Honduras, Jamaica, Nicaragua, Panama, Mexico, USA, Brazil, Ecuador, Peru, Venezuela;
- Châu Phi: Ethiopia, Ghana, Kenya, Madagascar, Malawi, Mauritius, Nigeria, South Africa, Tanzania, Uganda
- Ký chủ: Fabaceae: Cassia fistua, Phaseolus acutifolius, P. lutanus, P. vulgaris, Triticum aestivum, Vigna mungo, Vigna radiata, V. unguiculata,…
- Đặc điểm sinh học, sinh thái học: Trong điều kiện nhiệt độ 32°C và ẩm độ 70%, vòng đời loài này kéo dài 24 – 25 ngày. Nhiệt độ tối thấp để phát triển là gần 20°C, nhiệt độ tối cao là 37 – 38°C
- Giai đoạn bị hại: Hạt chín sinh lý và sau thu hoạch.
- Bộ phận bị hại: Hạt
- Triệu chứng hại: Trứng dễ dàng phát hiện nhất do chúng được dính bên ngoài vỏ hạt đậu. Trưởng thành sau khi vũ hóa sẽ để lại lỗ thủng trên hạt.
Đặc điểm hình thái:
Trưởng thành:
- Dài 1,8-2,8mm, thân hình bầu dục tròn, màu đen, con cái lớn hơn con đực.
- Râu đầu có 11 đốt dạng răng cưa, các đốt nhỏ và dài, 2 đốt gốc màu nâu đỏ Con cái có đốm lông màu trắng chạy ngang chính giữa cánh.
- Mặt bụng phủ lông màu trắng xám, chính giữa mặt bụng của ngực sau lõm vào hình oval
- Chân màu đen, cuối đốt chày chân sau có 2 cựa dài màu nâu đỏ.
Họ Silvanidae
- Là họ nhỏ, cơ thể nhìn chung song song, ngắn kích thước (2 – 4mm).
- Dạng răng cưa ở ngực có khuynh hướng phát triển mạnh. Nhiều loài ngọn râu phình ra hoặc tạo chuỳ (Oryzaephilus), một số có dạng răng cưa.
- Màu vàng sẫm hoặc màu đỏ nâu
- Đầu to, dài, hàm nhô ra, râu đầu có 11 đốt có 3 đốt chuỳ, đốt bàn chân 5-5-5, đốt thứ 3 phân thuỳ nhỏ
9. Mọt gạo dẹt Ahasverus advena
- Phân bố: Rộng khắp trên thế giới
- Ký chủ chính: Họ Poaceae, nông sản bảo quản, lúa mì cám lúa mì, bột lúa mì, ngô ngoài ra ăn các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bông, lông vũ, xác côn trùng và các loại rau, củ, quả tươi…
- Giai đoạn bị hại: Sau thu hoạch
- Triệu chứng gây hại: Các pha đều phát triển bên ngoài nông sản. Trưởng thành đẻ trứng lẫn vào nông sản. Chất thải của sâu non, trưởng thành trên nông sản bảo quản sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Phương thức gây hại: Loài gây hại bên ngoài nông sản bảo quản
- Phương pháp điều tra phát hiện: Tìm dấu vết, chất thải của loài côn trùng này trên bao bì, bề mặt nông sản đổ rời, khe kẽ của kho bảo quản.
Đặc điểm hình thái trưởng thành:
- Kích thước từ 2-3 mm.
- Râu đầu 11 đốt, hình chuỗi hạt đốt ngoài cùng dẹt, chiều rộng gần bằng chiều dài. Đốt thứ 3 dài nhất nhưng ngắn hơn đốt thứ nhất cộng đốt thứ
- Mảnh lưng ngực chiều rộng lớn hơn chiều dài, xung quanh có đường viền nhỏ, trên mặt có nhiều điểm lõm nhỏ.
- Cánh cứng có 8 đường dọc.
- Chân các đốt đùi thô, đốt chày hơi cong
- Trưởng thành mới vũ hoá MLN màu vàng nhạt, hai cánh cứng màu trắng, vàng nhạt sau chuyển sang màu nâu sẫm rồi đen bóng lưng hơi sáng.
10. Mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis
- Phân bố: Phổ biến toàn thế giới, ở Việt Nam thường hại lương thực, dược liệu và kho nào cũng bắt gặp.
- Đặc tính sinh vật học:
- Mọt trưởng thành bò nhanh, bay được và sống lâu.
- Con cái sống 6-10 tháng, thời gian đẻ trứng trên 2 tháng. Mỗi ngày 6-10 trứng. Mỗi con cái đẻ khoảng trên 300 trứng, tỷ lệ nở 95%.
- Điều kiện nhiệt độ 300C, ẩm độ tương đối 84.5%, thức ăn là lúa mạch thì một vòng đời trong vòng 20 ngày
- Đặc điểm hình thái:
- Sâu non: màu trắng, dài 4 – 4,5mm màu trắng. Có 3 đôi chân ngực, bò nhanh.
- Trưởng thành: dài 2,5 -3,5mm, thân hình nhỏ, hẹp màu nâu đậm hoặc nâu đỏ, được phủ ít lông màu trắng. Râu: hình chuỗi hạt 11 đốt, 3 đốt chùy, đốt ngoài cùng hơi nhọn. Hai bờ bên lưng ngực cong, mỗi bên có 6 răng nhọn. Trên lưng có 3 đường nổi lên, đường giữa thẳng, hai đường bên cong vào, cánh cứng dài, có những hàng điểm lõm chạy dọc cánh, trên đó có lông mịn và 4 đường nổi lên.
Họ Anthribidae
11. Mọt cà phê Araecerus fasciculatus
- Phân bố: tập trung ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
- Đặc điểm sinh học: Trưởng thành bay khỏe, hại hạt, quả khô (cà phê, ngô, đậu), đặc biệt hạt sắn khô. Nhiệt độ 28°C, ẩm độ 70% vòng đời 46 – 66 ngày, trưởng thành sống khoảng 4 tháng.
- Đặc điểm hình thái:
- Trứng: hình bầu dục, màu trắng trong, có ánh bóng. Trứng được đẻ từng quả, trên bề mặt trứng có chất nhầy giúp trứng bám dính được vào bề mặt giá thể. Khi gần nở trứng chuyển sang màu vàng nhạt.
- Sâu non: có màu trắng sữa, nhiều lông, có nếp nhăn trên bề mặt, mình hơi cong hình chữ C. Đầu to, hình tròn, màu vàng nhạt, miệng màu nâu đỏ.
- Nhộng: nhộng trần, hình bầu dục. Lúc mới hóa nhộng có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu vàng nâu, toàn thân có lông nhỏ, râu nhỏ và dài, đầu và ngực rộng
- Trưởng thành bay khỏe có hình bầu dục, màu nâu xám hay xám tro, có phủ lông nhung màu vàng nâu đến đỏ nâu.
- Lông nhung trên mảnh lưng ngực trước rất dài.
- Râu đầu có 11 đốt, nhỏ, dài, màu hung đỏ, đốt 1 và đốt 2 hình bầu dục tương đối to, đốt râu thứ 3 đến thứ 8 hình sợi dài.
- Hàng xen trên cánh cứng giao nhau hình thành vệt chấm vuông màu nâu, màu vàng đặc trưng.
Họ Curculionidae
- Trưởng thành họ Curculionidae có đầu kéo dài ra phía trước tựa như một cái vòi, miệng gậm nhai ở phía cuối vòi.
- Râu đầu dạng dùi đục (có 3 đốt phình to) thường cong gấp hình đầu gối và có 3-12 đốt.
- Bàn chân có 5-5-5 đốt (vì đốt thứ 4 rất bé nên chỉ là 4-4-4 đốt).
- Cánh sau phát triển bình thường song có một số loài ít sử dụng cánh sau để bay xa mà thường bò trên mặt đất.
11. Mọt gạo Sitophilus oryzae
- Phân bố: S. oryzae phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới
- Ký chủ chính: Manihot esculenta (sắn), Oryza sativa (lúa gạo), Sorghum bicolor (lúa miến), nông sản bảo quản, Triticum aestivum, Triticum spelta (lúa mì), Zea mays (ngô).
- Giai đoạn bị hại: sau thu hoạch.
- Bộ phận bị hại: hạt.
- Triệu chứng gây hại: trứng, sâu non, nhộng phát triển trong hạt. Trưởng thành chui ra và bò trên bề mặt hạt tìm chỗ đẻ trứng. Hạt bị hại nặng sẽ không còn giá trị thương phẩm.
- Phương thức gây hại: loài gây hại bên trong hạt (hại nguyên phát)
- Phương pháp điều tra phát hiện: sử dụng bả bằng túi gạo màu nâu, hay pheromon dẫn dụ
- Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành: dài 2,3 – 3,5 mm. Mặt lưng màu nâu hoặc nâu đen không bóng. Đầu kéo dài thành vòi, râu 8 đốt. Trên lưng ngực có nhiều điểm lõm hình tròn nông. Trên cánh cứng có 4 đốm vàng. Cánh màng phát triển.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái học:
- Mọt trưởng thành bay khỏe
- Sâu non, nhộng phát triển trong hạt.
- Điều kiện thích hợp: nhiệt độ 28°C – 30°C, độ ẩm 75 – 90 %, thủy phần hạt từ 13 – 17 % thời gian phát triển của mọt từ 31 – 37 ngày. Với thủy phần hạt 10 % mọt gạo không thể phát triển và gây hại
12. Mọt thóc Sitophilus granarius
- Tên thông thường: Mọt thóc (Grain weevil)
- Tên khác:
- Calandra granaria Linnaeus
- Calendra granaria Linnaeus
- Curculio granarius Linnaeus
- Phân bố:
- Châu Á: Afghanistan, India, Iran, Iraq, Isreal, Japan, Kazakhstan, Malaysia, Saudi Arabia, Sri Lanka, Syria, Thailand, Turkey, Yeman; Châu u: Austria, Belgium, Bosnia- Hercegovina, Denmark, France, Greece, Germany, Hungary, Italy, Poland, Spain, United Kingdom, Ukraine, Sweden, Slovenia, Serbia;
- Châu Đại Dương: Australia;
- Châu Mỹ: Argentina, Chile, Falkland Islands;
- Châu Phi: Algeria, Cameroon, Egypt, Morocco, South Africa – Ký chủ: Lạc, đậu xanh, hướng dương, đậu, yến mạch, kế, lúa, cao lương, ngô, lúa mì…
- Đặc điểm sinh học, sinh thái học:
- Trưởng thành của S. granarius bò rất nhanh. Trứng, sâu non và nhộng của loài này nằm trong hạt ngũ cốc nên chúng có khả năng phát tán rất nhanh thông qua việc vận chuyển các loại hàng hoá này.
- Trưởng thành sống trung bình từ 7 đến 8 tháng. Trưởng thành cái đẻ khoảng 150 trứng và cao nhất có thể đạt tới 300 trứng. Ở điều kiện mùa hè ấm, S. granarius có thể hoàn thành vòng đời trong khoảng 4-6 tuần nhưng trong điều kiện mùa đông, vòng đời có thể kéo dài tới 17-21 tuần.
- Khi không có thức ăn, ở điều kiện khí hậu mát, trưởng thành có thể sống sót ít nhất là 1 tháng.
- Giai đoạn bị hại: Hình thành hạt ngoài đồng và bảo quản
- Phương thức gây hại: Sâu non ăn hại bên trong hạt thành những đường ngoằn nghoèo, làm rỗng hạt.
- Bộ phận bị hại: hạt
- Triệu chứng gây hại: Hạt bị hại có vết tròn mờ xung quanh lỗ đục. Các pha phát dục đều nằm bên trong hạt rất khó phát hiện. Trưởng thành ở ngoài hạt.
- Trưởng thành:
- Dài 2,4 – 4,5 mm, cơ thể màu nâu đỏ đến đen bóng, có nhiều lông cứng, ngắn màu vàng mọc rải rác.
- Đầu kéo dài thành vòi, râu đầu có 8 đốt. Mảnh lưng ngực có những chấm lõm hình bầu dục rõ ràng.
- Cánh cứng không có đốm màu vàng. Trưởng thành không có cánh màng nên không thể bay được
Họ Cucujidae
13. Mọt râu dài Giống Cryptolestes
- Phân bố: toàn thế giới, phổ biến trong các kho lương thực, đậu đỗ, dược liệu…
- Đặc điểm hình thái trưởng thành:
- Thân hình rất nhỏ, hẹp, dài 1,5 – 2,5 mm, màu nâu sáng. – Đầu và lưng ngực bằng nửa chiều dài thân.
- Râu sợi chỉ, râu con đực rất dài (ít nhất dài 1,5 mm) thường dài hơn 1/2 chiều dài cơ thể. Râu con cái, độ dài ngắn hơn 1/2 chiều dài cơ thể. Khi bò, mọt đưa râu về phía trước lắc lư, đung đưa đặc biệt hơn các loài khác.
- Trên cánh cứng có nhiều chấm nhỏ, nông xếp thẳng hàng, trên MLN có nhiều lông mịn, các đốt râu hình chuỗi hạt và thuôn đều, 2 mép ngoài cánh cứng song song.
- Đặc tính sinh học: Loài này thuộc nhóm côn trùng hại thứ cấp nguy hiểm đối với hạt ngũ cốc, lạc, khô dầu, quả khô và các sản phẩm khác. Chúng thường hại phôi làm hạt giống mất sức nảy mầm. Điều kịên thích hợp để mọt phát triển là nhiệt độ 33 0 C, ẩm độ tương đối 70 – 90%, vòng đời cần khoảng 23 -30 ngày
Họ Trogossitidae
14. Mọt thóc Thái Lan Lophocateres pusillus
- Thân dẹt, màu nâu gỉ sắt, sát bờ ngoài cánh cứng màu nhạt hơn. Kích thước 2,7 – 3mm.
- Râu có 3 đốt ngoài tạo thành chùy.
- Bờ trước mảnh lưng ngực thu hẹp lại, 2 góc trước nhọn về phía trước.
- Mút cánh cứng tròn, trên cánh có các đường gờ nổi rõ ràng.
- Chân rất ngắn.
15. Mọt thóc lớn Tenebroides mauritanicus (Linnaeus)
- Trưởng thành dài 6- 10 mm, màu nâu đen bóng, đầu dài, hàm trên phát triển.
- Mảnh lưng ngực có 2 góc trước nhọn, bờ trước rộng và lõm xuống, bờ sau thu hẹp hơn bề ngang cánh, chỗ lưng ngực nối với cánh thắt hẹp lại.
- Cánh dài gấp 2 chiều rộng, có những đường rãnh dọc cánh.
Họ Dermestidae
- Đặc điểm hình thái:
- Kích thước chêch lệch nhiều, từ 1.5 – 10mm
- Hình bầu dục ngắn đến bầu dục dài, toàn thân phủ nhiều lông hoặc vảy.
- Râu đầu có chùy, thường nằm trong hốc râu, có 10 hoặc 11 đốt
- Công thức bàn chân 5-5-5
16. Giống Anthrenus
- Trưởng thành kích thước nhỏ hơn 5 mm
- Toàn thân phủ lông dạng vảy.
- Trán có mắt đơn.
- Hốc ẩn râu có thể nhìn thấy từ phía trước đầu.
17. Giống Attagenus
- Trưởng thành kích thước 3,5 – 6,5 mm
- Trán có mắt đơn.
- Viền dưới hốc ẩn râu không có gờ nhô lên.
- Mép dưới đốt ngực sau nhô ra tạo góc nhọn
- Chân sau: đốt bàn thứ nhất ngắn hơn đốt 2, đôi khi rất ngắn khó quan sát thấy.
18. Giống Dermestes
- Trưởng thành kích thước 5 -12 mm, thân hình oval.
- Râu đầu 11 đốt,
- 3 đốt cuối phình to.
- Trán không có mắt đơn.
19. Giống Trogoderma
- Trưởng thành kích thước nhỏ hơn 5,5 mm
- Trán có mắt đơn.
- Râu đầu 9 – 11 đốt trong đó có 3 – 8 đốt cuối phình to.
- Viền dưới hốc ẩn râu có gờ nhô lên.
- Mép dưới đốt ngực sau thẳng hoặc lượn sóng.
- Chân sau: đốt bàn thứ nhất dài hơn đốt 2.
Sâu non
- Giống Athrenus: Có các cụm lông mũi mác rất dày ở 2 bên đốt bụng cuối
- Giống Attagenus: Hình dáng giống củ cà rốt, túm lông ở đốt bụng cuối dài
CÔN TRÙNG HẠI GỖ
Côn trùng hại gỗ có thể chia ra thành 02 nhóm chính:
- Mọt hại gỗ: Gồm nhiều côn trùng hại gỗ thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), biến thái hoàn toàn.
- Mối hại gỗ: Gồm nhiều loài mối thuộc họ cánh bằng (Isoptera), biến thái không hoàn toàn.
Họ mọt dài Bostrichidae
- Cơ thể có hình ống tròn, dài
- Đầu bị MLN trước che khuất
- Miệng ngậm nhai ở phía dưới đầu – Râu đầu ngắn, mọc 2 phía trước mắt 2 bên đầu và chia 11 đốt. Ba đốt cuối phình to
- Chân ngắn, đốt chày có cựa. Bàn chân có 5- 5-5 đốt (đốt thứ nhất khó thấy).
- Cánh trước trơn bóng hoặc có nhiều rãnh lõm. Mép ngoài cánh trước có dạng cắt vát xiên và trên đó có răng.
- Sâu non cong hình chữ C, đầu bé, ngực phát triển, chân ngực khỏe có 4 đốt.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái họ mọt dài
- Gây hại: Họ này gây hại trực tiếp và làm hư hỏng đối với những cây gỗ mềm và phần giác gỗ đối với gỗ có giác lõi phân biệt.
- Mọt trưởng thành đẻ trứng trực tiếp vào mạch gỗ. Đối với những loại gỗ có đường kính từ 100 – 150µm trở lên thường bị nhóm mọt này gây hại.
- Vòng đời của mọt dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loài biến động từ 2 – 5 tháng và tối đa có thể tới 2 năm.
Họ Bostrichidae
20. Mọt đục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica
- Phân bố: Toàn thế giới, đặc biệt vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
- Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành: dài 2,5-3 mm mầu nâu đậm, hình ống, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Mảnh lưng trước: bờ trước cong, ngoài rìa có nhiều răng cưa nhỏ, trên mặt có vệt nổi lên xếp thành vòng cung như mái ngói. Râu ngắn, 3 đốt ngoài hình tam giác. Cánh cứng có hàng điểm lõm, mút cánh tròn.
- Đặc điểm sinh học: Sâu non và nhộng phát triển trong hạt, trưởng thành chui ra ra để lại hạt rỗng. Mọt bay khoẻ, chịu đựng được trong môi trường khô (thuỷ phần hạt 9%)
21. Mọt đục tre Dinoderus minutus
- Đặc điểm hình thái
- Hình ống tròn, dài 2-3 mm rộng 1-1,5 mm, màu nâu đậm.
- Râu 10 đốt, 3 đốt ngoài to màu đen.
- Đầu ẩn dưới mảnh lưng ngực,
- Bờ trước ngực có 6-8 gai, trên mặt có nhiều vật lồi như mái ngói, gần giữa bờ sau có 2 hốc lõm.
- Cánh dài gấp 1,5 chiều rộng của mảnh lưng ngực. Mút cánh tròn có nhiều lông cứng màu vàng. Trên cánh có nhiều điểm lõm không thành hàng.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái học: Mọt hại tre, trúc. Ở nhiệt độ 23°C, ẩm độ 85% vòng đời là 51 ngày.
22. Heterobostrychus aequalis
- Tên khác: Bostrychus unicipennis Lesne
- Phân bố: Châu Á: Ấn độ, Malaysia, Madagascar, Việt Nam, Thái lan, Philippine, Trung Quốc, Srilanka, Indonesia. Châu Phi: Guinea, South Africa, Nigeria. Châu u: Đức, Anh. Châu đại dương: Guam, Papua New Guinea.
- Ký chủ: Lim vang, máu chó, trám trắng, trám đen, trám hồng, bứa, tre, luồng, vạng, lim xanh, chò nâu, muồng muồng.
Đặc điểm hình thái:
1. Con đực
- Kích thước cơ thể dài từ 6 – 13mm, có màu nâu
- Trên cánh có đường chấm xếp thành hàng
- Phía cuối mỗi cánh cứng có 2 gai, một gai tù và một gai nhọn
- Mép sau ngực có dạng thùy hơi nhô, mép trước ngực có nhiều gai nhỏ dạng móc câu
2. Con cái
- Mép sau của ngực có dạng thùy nhô rõ ràng, mép trước ngực không có gai nhỏ dạng móc câu
- Đặc điểm sinh học, sinh thái học
- Mọt H. eaqualis xâm nhập vào những cây gỗ chặt hạ khoảng 10 – 15 ngày.
- Đường hang mọt mẹ đục thường vuông góc với mạch gỗ, đường hang sâu non thì vuông góc với đường hang mọt mẹ và thường có nhiều phân.
- Có từ 1 -2 lứa/năm
23. Mọt hai gai Sinoxylon anale
- Tên khác: Sinoxylon geminatum Schilsky
- Phân bố: Châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Philippine, Ấn Độ, Pakistan. Châu Đại dương: Úc.
- Ký chủ: Trám trắng, máu chó, vạng trứng, lim vang, trám đen..
- Đặc điểm hình thái:
- Cơ thể hình trụ có màu nâu đen, hoặc nâu thẫm
- Thân dài 3.5 – 5.5mm
- Trên trán có 4 gai nhỏ
- Chùy râu dạng nan quạt hay lá lợp
- Mắt nhỏ lồi. Ngực trước hơi tròn. Mép dưới cánh cứng (phía sau) có đường gờ nổi rõ. Giữa đường phân cánh mỗi bên có 1 gai nhọn.
24. Giống Micrapate
- Thân hình tròn ngắn, nhỏ đến trung bình.
- Trán đơn giản. Mắt kép rộng về chiều ngang
- Râu đầu 9-10 đốt
- Mép trước của ngực trước không có dạng răng móc câu rõ ràng
- Cánh cứng không có đường gờ
Họ mọt cám (Lyctidae)
- Có số lượng loài không nhiều 12 giống và 81 loài. – Chúng không gây hại khi gỗ còn tươi, chúng chỉ phá hại gỗ đã khô dùng trong xây dựng, gỗ trang trí nội thất,
- Mọt trưởng thành có thân hình nhỏ dẹt (bẹt) kích thước từ 2 – 7mm.
- Râu đầu hình chùy, 11 đốt.
- Tấm lưng ngực trước có chiều dài lớn hơn chiều rộng – Cuối cánh cứng tròn và không có gai
- Đặc điểm sinh học, sinh thái họ mọt cám
- Trứng được đẻ trong mạch gỗ, 1- 2 trứng/mạch.
- Mọt chỉ đẻ trứng vào mạch gỗ có đường kính phù hợp có sẵn hoặc gặm trên mặt gỗ tạo thành những rãnh nông làm cho mạch gỗ lộ ra và đẻ trứng vào đó.
- Sâu non nở ăn gỗ trực tiếp, hàm lượng tinh bột của gỗ phải đạt > 1,5%.
25. Giống Lyctus
- Thân dẹt, dài 2-7 mm.
- Râu đầu 11 đốt, chùy râu 2 đốt màu nâu.
- Thân phủ 1 lớp lông vàng, nằm rạp hướng về phía sau
- Bàn chân 5 đốt.
26. Giống Minthea
- Trên thân có lông dạng vảy xen kẽ với lông tơ cứng.
- Trán không có gai bướu lồi ở giữa.
- Đốt chủy râu thứ 2 (đốt 11) thường hình vuông hoặc chữ nhật.
Họ mọt gỗ ovan Anobiidae
- Đặc điểm hình thái
- Mọt dạng hình trụ hoặc hình trứng, kích thước 1,8 – 7mm.
- Râu đầu 11 đốt, 3 đốt cuối cùng phình to dạng chùy.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Vòng đời mọt gỗ ovan từ 2 – 4 năm tùy từng loài và điều kiện sinh thái.
- Trực tiếp đục và gây hại cho gỗ
27. Mọt thuốc bắc Stegobium paniceum
- Tên gọi khác: Anobium paniceum Linnaeus Stodrepa panicea Fabricius
- Phân bố: Châu Á: Việt nam, Thái lan, Đài loan, Singapor, Indonesia, Malaysia, Philippine, Trung Quốc, Ấn Độ,… Châu u: Đức, ý, Đan Mạch, Hà Lan, Nga, Anh, Tây ba nha,… Châu Mỹ. Châu Đại dương
- Ký chủ: cây trồng thuộc họ: Liliaceae, Fabaceae, Poaceae, Asteraceae, Apiaceae, Rubiaceae, Zingiberaceae, Malvaceae, Solanaceae.
- Cơ thể hình ovan, màu nâu vàng, kích thước từ 1,8-3,0mm.
- Mảnh lưng ngực trước gồ cong lên che kín đầu, nhìn từ trên xuống không thấy đầu, chiều rộng tấm lưng ngực trước bằng chiều rộng phần gốc của cánh cứng.
- Cánh cứng tròn ở phía sau, trên bề mặt có những đường rãnh dọc rõ ràng và có phủ một lớp lông màu xám, thưa ở lưng và hơi dày ở sườn.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái học
- Gây hại trên gỗ khô, đồ gỗ.
- Đẻ trứng trên vết nứt của gỗ.
- Trưởng thành sống 13 – 65 ngày, con cái đẻ khoảng 70 trứng.
28. Mọt thuốc lá Lasioderma serricorne
- Tên gọi khác:
- Lasioderma testaceum (Duftschmid)
- Ptinus serricorne Fabricius
- Xyletinus serricorne Fabricius
- Phân bố: Phân bố rộng trên toàn thế giới
- Ký chủ: cây trồng thuộc họ: Lauraceae, Apiaceae, Euphorbiaceae, Myristicaceae, Solanaceae, các sản phẩm khô bảo quản trong kho.
- Sinh học, sinh thái học: mọt trưởng thành có tính giả chết, không ăn, ưa ánh sáng yếu nên bay khỏe vào lúc hoàng hôn đến 2 giờ sáng. Trứng được đẻ ở gân giữa lá thuốc. Sâu non đục thủng sản phẩm. Ở nhiệt độ 30 – 35°C, ẩm độ 70% thì vòng đời là 25 ngày.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái học:
- Mọt trưởng thành có tính giả chết, không ăn, ưa ánh sáng yếu nên bay khỏe vào lúc hoàng hôn đến 2 giờ sáng.
- Trứng được đẻ ở gân giữa lá thuốc.
- Sâu non đục thủng sản phẩm. Ở nhiệt độ 30 -35°C, ẩm độ 70% thì vòng đời là 25 ngày.
- Cơ thể mọt hình trứng, kích thước từ 2-4 mm, màu xám hung có lông dày bao phủ.
- Cổ bè rộng, ngang, các góc không nhô; hốc trước cổ lõm để đầu có thể thụt vào.
- Cánh không có các rãnh đường lỗ chấm
Họ mọt gỗ Scolitidae (Ipidae)
- Cơ thể có màu nâu vàng, nâu thẫm, nâu đen, kích thước cơ thể từ 1 – 12mm có dạng hình trụ tròn
- Râu đầu 9 – 10 đốt.
- Đầu thường ẩn dưới ngực
Đặc điểm sinh học, sinh thái họ mọt gỗ Scolitidae:
- Gây hại đa dạng từ vỏ cây, hạt quả cây, đào hang trong thân gỗ.
- Nhóm hại vỏ cây: Các giai đoạn phát triển của mọt từ pha trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành đều diễn ra dưới lớp vỏ của thân, cành và rễ cây. Đường hang đục của mọt không xuyên sâu vào tâm gỗ. VD: các loài trong giống Scolytus, Ips, Crypphalus, Polygraphus Orthotomicus, Hylesinus.
- Nhóm hại gỗ: Các giai đoạn phát triển của mọt từ pha trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành đều diễn ra trong gỗ. Đường hang đục của mọt mẹ xuyên qua lớp vỏ cây đi sâu vào trong tâm gỗ. Mọt trưởng thành và sâu non không ăn gỗ trực tiếp mà ăn những sợi nấm có trong hang chúng đào.
29. Giống Xyleborus
- Trưởng thành cái có tấm lưng ngực trước hơi dài so với rộng, có khi chiều dài và rộng bằng nhau, gần như vuông hoặc tròn ở mép trước với những răng nhưng không nhô ra phía trước.
- Cánh cứng song songhh ở gốc cánh, ở phía cuối đột nhiên tạo thành mặt nghiêng dốc, bề mặt có những rãnh chấm mịn.
- Trưởng thành đực tấm lưng ngực trước bẹt, ít lồi lên ở phần trước.
Họ mọt gỗ chân dài (Platypodidae)
- Cơ thể màu nâu,dạng hình trụ, kích thước từ 2 – 12mm.
- Đầu dạng trứng, trán bằng
- Râu đầu 6 đốt, đốt cuối cùng hình trứng, hình quả táo rất dẹt
- Mắt kép dạng hình tròn, hình ovan.
- Bàn chân 5 đốt, đốt bàn chân thứ nhất dài hơn các đốt 2, 3 và 4 hợp lại
Đặc điểm sinh học, sinh thái họ mọt gỗ chân dài
- Trứng đẻ rải rác hoặc tập trung từ 5 – 7 trứng, Trung bình 1 con cái có thể đẻ 40 – 60 trứng
- Sâu non có 5 tuổi, không chân, Sâu non không tham gia đào hang trong gỗ, phần lớn hệ thống hang mọt là do trưởng thành đực và cái tạo nên.
- Các giai đoạn phát dục trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành đều diễn ra bên trong hang mọt gỗ.
30. Giống Platypus
- Cơ thể hình trụ, có màu nâu hoặc nâu thẫm
- Đầu rộng bằng ngực
- Trán bằng
- Mắt kép hình ô van ngắn hoặc hình bán cầu
- Đốt râu đầu hình nón cụt dài hơn các đốt còn lại
- Mép sau của ngực có gai lồi về phía sau
Xem thêm: