Các biến chứng bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan và bùng phát thành dịch mạnh mẽ và có tỷ lệ tử vong cao. Các biến chứng bệnh bạch hầu như sốc nhiễm trùng, viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, viêm phổi, suy thận… có thể đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khái quát bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn này giải phóng độc tố gây tích tụ mô xám trong cổ họng, dẫn đến nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Bệnh cũng có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch hầu có hai nhóm chính: bạch hầu họng và bạch hầu ngoài da

Bệnh bạch cầu ở họng
Bệnh bạch hầu ở họng

Bệnh có khả năng lây lan mạnh mẽ trực tiếp từ người này qua người khác qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người khỏe mạnh mang mầm bệnh khi ho hoặc hắt hơi hoặc gián tiếp qua đồ vật dính vi khuẩn.

Sau khi nhiễm bệnh, người bệnh sẽ phát bệnh trong vòng 2-5 ngày, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình như: sốt nhẹ, ho, khàn tiếng, đau họng, sưng hạch (hạch bạch huyết to) ở cổ, chảy nước mũi,…Một số biến chứng khác như viêm tai giữa, viêm phổi do liệt cơ hoành… Khi bệnh tiến triển nặng lên, có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, khó nuốt, thay đổi thị lực, nói lắp.

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh hoặc cúm thông thường. Sau hạ sốt, người bệnh cảm cúm thường có thấy tươi tỉnh và tràn đầy sức sống hơn. Tuy nhiên với bệnh bạch hầu, căn bệnh vừa gây nhiễm trùng nhiễm độc nên người bệnh rất mệt mỏi, uể oải.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Trong lịch sử nhân loại, theo Daily Mail, các trường hợp mắc bệnh bạch hầu đầu tiên được ghi nhận từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và đã gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp Ai Cập cổ đại và Syria.

Đến thế kỷ 17, dịch bạch hầu bùng phát dữ dội tại châu Âu, cướp đi vô số sinh mạng. Năm 1735, bệnh bạch hầu lan nhanh đến châu Mỹ, và trong vài tuần, nhiều gia đình có người nhiễm bệnh đều không còn ai sống sót.

Vào năm 1921, đại dịch bệnh bạch hầu bao trùm nước Mỹ, với hơn 206.000 ca mắc bệnh và 15.520 người tử vong.

Trong năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận hơn 7.300 trường hợp mắc bệnh trên toàn cầu, và con số thực tế có thể còn cao hơn.

Bệnh bạch cầu có tỷ lệ tử vong cao do tốc độ lây lan mạnh mẽ trong thời gian ngắn
Bệnh bạch cầu có tỷ lệ tử vong cao do tốc độ lây lan mạnh mẽ trong thời gian ngắn

Các biến chứng bệnh bạch hầu

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các biến chứng của bệnh bạch hầu vô cùng nguy hiểm, nếu không được xử lý và điều trị kịp thời khi có những biểu hiện của bệnh thì sẽ dẫn đến các biến chứng đặc biệt nguy hiểm như:

Các vấn đề về hô hấp

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu sản sinh ra độc tố làm tổn thương mô ở vùng nhiễm trùng là mũi và họng. Một lớp màng cứng, màu xám được tạo thành từ các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Lớp màng này gây tắc nghẽn, khó thở và suy hô hấp cho người bệnh.

Viêm cơ tim

Độc tố bạch hầu có thể tấn công vào tim gây viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim. Trong trường hợp xấu nhất, viêm cơ tim có thể dẫn đến tử vong đột ngột.

Tổn thương các dây thần kinh

Độc tố gây tổn thương thần kinh dẫn đến liệt màn khẩu cái (màn hầu), bàng quang mất kiểm soát, cơ hoành bị tê liệt, nhiễm trùng phổi (suy hô hấp hoặc viêm phổi)

Gây tổn thương dây thần kinh ở cổ họng, nơi dẫn truyền thần kinh kém có thể gây khó nuốt. Dây thần kinh ở tay và chân cũng có thể bị viêm, gây yếu cơ.

Tổn thương thận, suy thận

Bệnh nhân có thể đối diện biến chứng suy thận cấp và các tình trạng khác như thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

Tổn thương cơ tim - một trong những biến chứng bệnh bạch hầu
Tổn thương cơ tim – một trong những biến chứng bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu được điều trị như thế nào?

Bạch hầu là một căn bệnh nghiêm trọng. Vì vậy, cần được điều trị một cách nhanh chóng, các đối tượng mắc bệnh hoặc nghi ngờ được cách ly để ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị kháng sinh: Thuốc kháng sinh ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn và do đó sản xuất độc tố, đẩy nhanh quá trình loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa lây truyền cho người khác. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bạch hầu là penicillin G, erythromycin, azithromycin. Người bị nhiễm bệnh không còn khả năng lây nhiễm trong khoảng 48 giờ sau khi dùng thuốc kháng sinh. Khi quá trình điều trị kết thúc, các xét nghiệm sẽ được thực hiện lại để đảm bảo vi khuẩn đã biến mất. Tuy nhiên, nhiều chủng bạch hầu hiện tại đã biểu hiện khả năng kháng một số loại thuốc kháng khuẩn thường dùng.

Điều trị huyết thanh kháng độc tố: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD) có chứa kháng thể đa dòng IgG kháng độc tố bạch hầu nhằm mục đích trung hòa lượng độc tố đang lưu hành trong máu. Tuy nhiên loại huyết thanh này không có tác dụng với trường hợp độc tố đã ngấm vào mô tế bào.

Huyết thanh chống bệnh bạch hầu
Huyết thanh chống bệnh bạch hầu

Ngoài ra, để quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi và hiệu quả thì người nhà cũng cần hợp tác với bác sĩ để cùng theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh, phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, đặc biệt là tình trạng hô hấp và báo ngay cho bác sĩ để được kiểm

Bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan rất nhanh, các biến chứng bệnh bạch hầu có thể tước đi mạng sống của người bệnh chỉ trong vòng 6-10 ngày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy đến bệnh viện khám ngay nếu phát hiện những triệu chứng bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm và hệ lụy đáng tiếc về sau.

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Dấu hiệu của bệnh bạch hầu

5/5 - (1 bình chọn)
Zalo
Liên hệ >