Mạt và cách phòng chống

1. Khái quát chung về mạt

Mạt thuộc bộ Mesostigmata, Liên bộ Parasitiformes (gồm bộ ve Ixodida và mạt Mesostigmata). Từ năm 1950 trở lại đây mới có nhiều công trình nghiên cứu về mạt ở các nước trên thế giới; đáng lưu ý công trình của E. M. Baker (1953), C. J. Mitchell (1968), N. G. Bregatova (1956, 1977).

Mạt Mesostigmata
Mạt Mesostigmata

Cho đến nay, phát hiện được khoảng 2000 loài, hơn 300 giống và phân giống mạt thuộc 20 họ, phân bố khắp mọi nơi trên địa cầu. Ở Việt Nam đã phát hiện được 72 loài, 30 giống, 13 họ của liên họ mạt – Gamasoidea.

Từ năm 1940, khi nghiên cứu nhiều về các ổ bệnh thiên nhiên Pavlovski (1949) đã khẳng định “Mạt là trung tâm truyền các bệnh có tính chất ổ dịch thiên nhiên Chúng lưu trữ các mầm bệnh khá lâu. Đó là những ổ chứa các mầm bệnh, đồng thời cũng là những vật môi giới lan truyền các mầm bệnh (vi khuẩn, virus qua lọc, Rickettsia, Spirochaeta, các trùng roi, bào tử trùng gây bệnh) và là vật chủ trung gian của một số giun sán ký sinh (giun chỉ gà, giun đuôi xoắn…)

2. Đặc điểm hình thái của mạt

  • Vỏ kitin bọc ngoài cơ thể phân thành từng mảnh riêng rẽ. Đôi lỗ thở (stigma) nằm ở hai bên cơ thể, gần đốt háng III và IV về phía bụng mỗi bên hông.
  • Trước lỗ thở là tấm thở (peritreme) hình ống hẹp.
  • Toàn bộ phần phụ miệng từ mặt bụng nhô ra phía trước thân, nhìn mặt lưng khá rơ. Đa số trường hợp, gốc của phần phụ miệng nằm ở mặt bụng có tơ dưới hầu (tritosternum).
  • Không có mắt hoặc không có giác bụng.
  • Kích thước cơ thể khoảng từ 0,2 – 0,5 tới 1,5 – 2,5mm (ít khi tới 5mm). Thường có màu vàng hoặc nâu, đôi khi màu da cam hoặc hồng. Mạt kí sinh lúc mới hút máu thì màu đỏ, khi tiêu hết máu thì màu sẫm lại.
Bụng mạt cái giống Laelaps
Bụng mạt cái giống Laelaps

1- Kìm; 2- Xúc biện; 3- Phần phụ miệng; 4- Tơ dưới hầu; 5- Mai ngực; 6- ống thở; 7- Lỗ thở; 8- Mai bên bụng; 9- Mai bụng; 10– Mai hậu môn; 11- Vuốt; 12- Đốt trước bàn; 13- Bàn; 14 Ông; 15- Đầu gối; 16- Đùi; 17- Đốt chuyển; 18- Háng

Cơ thể mạt chia ra làm 2 phần: phần cơ thể chình thân (Idiosoma) mang 4 đôi chân và phần phụ miệng vòi (Gnathosoma)

Mặt bụng mạt cái chia ra làm nhiều mai phức tạp, gồm mai lẻ và mai chẵn. Mai lẻ gồm: mai ngực, mai sinh dục – mai sinh dục gắn liền với mai bụng, mai bụng, mai hậu môn. Mai chẵn nhỏ hơn mai lẻ, gồm: mai trước ngực, mai trung gian, mai giữa háng, mai háng, mai bên bụng (bọc lấy gốc của háng). Mạt đực mai bụng thường gắn liền làm một, có khi chia hai, mai hậu môn tách riêng.

Tấm thở: Nằm ngoài bao mai háng, bọc lấy lỗ thở, gốc phình to kéo dài về phía trước thành ống thở. Các mai này có thể dính liền với nhau hoặc thiếu.

Chân: có các đốt háng, chuyển, đùi, đầu gối, ống, bàn, trước bàn hoặc ngón. Đôi chân 1 dùng làm cơ quan xúc giác.

3. Đặc điểm sinh học, sinh thái

Chu kỳ phát triển của mạt gồm các giai đoạn: trứng, ấu trùng, thiếu trùng I (protonymph), thiếu trùng II (deutonymph) và mạt trưởng thành.

Trứng mạt hình bầu dục hoặc tròn và rất lớn, đặc biệt ở mạt ký sinh. Đôi khi thấy trứng phát triển chiếm hết của xoang cơ thể của con mạt cái, kích thước trứng độ 0,1 đến 0,25cm, màu trắng sữa, trắng ngà hoặc vàng, màng rất mỏng.

Mạt có thể đẻ trứng (mạt tự do hay ký sinh tạm thời) hay đẻ con (ký sinh vĩnh viễn). Thời kỳ phôi của mạt đẻ trứng tiến triển trong trứng do mạt cái đẻ vào nơi kín. Còn thời kỳ này của mạt đẻ còn tiến triển lúc trứng còn ở trong cơ thể mạt cái nên khi đẻ trứng ra là sinh ngay ra mạt con. Ấu trùng có 3 đôi chân, thiếu trùng I, II và trưởng thành có 4 đôi chân.

Thời kỳ hậu phôi biến thái. Ấu trùng 6 chân lột xác thành thiếu trùng I: 8 chân rồi lột xác thành thiếu trùng II. Sau lần lột xác cuối cùng thành mạt trưởng thành cái và đực.

Đôi khi, ở mạt ký sinh có hiện tượng ấu trùng phôi, nghĩa là ấu trùng có khi cả thiếu trùng I phát triển ngay cả trong cơ thể mạt cái. Khác với các loài ve bét khác, trứng mạt chỉ chín từng cái một vì trứng chỉ đẻ từng cái cách nhau 2 8 giờ. Trứng đẻ rời từng cái riêng rẽ kết lại thành đám hoặc dính vào các vật bám vào một chất mỡ dính chóng khô. Đa số mạt đẻ trứng vào chỗ kín như trong hang ổ hay tổ vật chủ, trong khe kẽ tường, dưới lá khố, v.v… một số loài mạt ký sinh ở chim như Ornithonyssus sylvarium có thể đẻ trứng ngay trên vật chủ và trong tổ chim. Nhiều loài mạt, bắt đầu thụ tinh ngay khi mạt vừa ở thiếu trùng lột xác ra. Một số loài, mạt đực có hiện tượng giao cấu nhiều lần với một mạt cái.

Một số loài mạt, cùng với sinh sản hữu tính có khả năng sinh sản đơn tính với trứng không được thụ tinh. Trong trường hợp này, con đẻ ra hoặc toàn cái hoặc toàn đực. Ở một số loài ký sinh, mạt cái có hiện tượng điều hòa sinh dục,

4. Phân bố

Mạt phân bố khắp nơi trên trái đất, theo vùng địa lý, khí hậu, lãnh thổ và sinh cảnh. Thành phần và số lượng loài mạt khác nhau ở những vùng địa lý khác nhau.

Một số loài mạt tự do sống trong rừng, trong vườn, dưới vỏ cây, trong rơm rác, gỗ mục, lá thối, trong rêu, địa y và cả ở những lớp đất nông. Một số lớn loài mạt sống ở những chỗ ẩm, ở ven bờ hồ, dưới các tảng đá.

Có nhiều loài mạt ký sinh sống ngoài cơ thể được gọi là “ngoại ký sinh”, có những loài sống trong các khoang cơ thể hay trong các nội quan – “nội ký sinh”. Tất cả các loài mạt nội ký sinh đều là ký sinh vĩnh viễn. Còn các loài ngoại ký sinh có thể ký sinh vĩnh viễn hoặc ký sinh tạm thời.

Ở Việt Nam, trong số 72 loài và phân loài đã phát hiện có 19 loài thu thập được ngoài thiên nhiên, 36 loài thu thập được trên cơ thể các động vật, chủ yếu trên các loài chuột, một ít loài sóc, dơi, gà nhà, một số ít loài chim, một số ít loài cánh cứng (bọ hung), 14 loài đã thu thập được trên các vật bám, trên các vật chủ, trong hang thú, tổ chim. Như vậy số loài mạt sống ký sinh chiếm nửa tổng số loài mạt đã phát hiện. Phần lớn các loài mạt phát hiện được ở các tỉnh miền núi Bắc – Đông Bắc Bắc Bộ, chỉ một ít loài phát hiện được ở miền đồng bằng. Đó cũng là những loài phổ biến khắp cả nước.

5. Vai trò gây bệnh, gây hại

Mạt ký sinh hút máu gây tổn thương cho người và động vật. Đa số các loài mạt hút máu vật chủ bất cứ lúc nào trong ngày. Nhưng một số mạt (mạt gà) thì ban ngày nấp kín, ban đêm mới ra hút máu.

Là trung gian, môi giới truyền bệnh của mạt mới được chú ý tới từ lúc người ta nghiên cứu nhiều về các ổ bệnh thiên nhiên (1940). Pavlovski (1949) đã khẳng định “ Mạt là trung tâm truyền các bệnh có tính chất ổ dịch thiên nhiên ”. Chúng lưu trữ các mầm bệnh khá lâu. Đó là những ổ chứa các mầm bệnh, đồng thời cũng là những vật môi giới lan truyền các mầm bệnh (vi khuẩn, virus qua lọc, Rickettsia, Spirochaeta, các trùng roi, bào tử trùng gây bệnh) và là vật chủ trung gian của một số giun sán ký sinh (giun chỉ gà, giun đuôi xoắn…)

Cho đến nay người ta đã biết có khoảng 35 loài mạt có liên quan tới bệnh tật. Trong số đó có 15 loài thuộc giống Dermanyssus, 10 loài thuộc giống Laelaps, 5 loài thuộc giống Pneumanyssus. Tuy nhiên chỉ có các loài trong giống Dermanyssus là có quan hệ mật thiết nhất với bệnh tật, sau đến giống Haemolaelaps và Laelaps.

Các bệnh có sự phân bố liên quan tới phân bố của mạt là : bệnh viêm da (dermatis), bệnh viêm não rừng, bệnh đậu do Rickettsia với loài O. bacoti; bệnh sốt phát ban với O. bacoti và Laelaps echidninus; bệnh sốt Q, bệnh dịch hạch với loài O. bacoti.

6. Biện pháp phòng chống

  • Cần mặc quần áo dài, kín và đi giày hay ủng có tất kín tránh mạt bò lên người.
  • Có thể xoa dầu long não hay một số loại dầu phòng chống côn trùng lên chân tay khi điều tra thu thập mạt.
  • Phun tồn lưu bằng hóa chất diệt côn trùng tại các nơi mạt qua lại như chân tường, nền nhà, nền bếp… và trong kho để đồ đạc. Hóa chất sử dụng là Diazenon bột 2%; Permethrin 50EC, liều lượng 0,5mg/m’; Deltamethrin và Fendona liều 30mg/m?. Cần chú ý đặc biệt đến nơi trú ẩn của mạt trong các đống rác, giấy vụn… khe tường, sàn nhà và đồ đạc, việc phun tồn lưu trong nhà chống muỗi sốt rét cũng làm giảm số lượng mạt. Nên phun bao vây, phun từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới để có thể dồn mạt vào một chỗ mà diệt vì mạt bò rất nhanh. Cần phun 1 đến 2 lần trong vòng một tuần để tiêu diệt cả ấu trùng mới nở.

 

Rate this post
Zalo
Liên hệ >