Mấy tháng trở lại đây, số ca mắc bệnh về đường hô hấp đang có xu hướng tăng mạnh, Covid-19 đang có dấu hiệu quay trở lại, cúm A đang rộ lên và đặc biệt là sự xuất hiện của Hội chứng phổi trắng do vi khuẩn mycoplasma đang diễn biến rất phức tạp ở Trung Quốc. Người dân không được chủ quan và phải có biện pháp phòng ngừa cho bản thân và gia đình.
Đồng nhiễm COVID-19 và cúm A khiến cho phổi bị tổn thương nghiêm trọng
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch COVID-19 vẫn đạng diễn biến phức tạp, chưa ổn định và rất khó dự đoán, với khả năng tiến hóa quá nhanh của virus, chúng liên tục biến đổi với các biến chủng mới mà gần nhất là biến thể JN.1 (là một biến thể phụ của biến thể BA.2.86 của virus SARS-CoV-2, có khả năng lây lan nhanh chóng hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với các biến thể khác của SARS-CoV-2).
Theo CDC Hoa Kỳ báo cáo, trong tháng 12/2023 vừa qua JN.1 là biến thể phát triển nhanh nhất và chiếm ưu thế tại nước Mỹ.
2. Diễn biến COVID-19 tại Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, trong 2 tuần đầu năm 2024 ghi nhận trên 400 ca mắc COVID-19 và nhập viện tại các tỉnh thành trong cả nước, tổng số ca mắc tăng gấp 2,4 lần so với 2 tuần trước đó.
Còn theo Sở Y tế TPHCM, cập nhật của tổ chức y tế thế giới WHO ngày 19/1 vừa qua trong giai đoạn từ ngày 11/12/2023 đến ngày 7/1/2024, số ca mắc COVID-19 mới trên toàn cầu đã tăng khoảng 4% so với thời gian 28 ngày trước đó, với hơn 1,1 triệu ca mắc mới. Tại TPHCM, tháng 12/2023 cũng ghi nhận ca đầu tiên ở Việt Nam nhiễm biến thể phụ JN.1 của virus SARS-CoV-2 ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Bên cạnh COVID-19, khoảng thời gian cuối năm khi thời tiết thay đổi và nhu cầu mua bán gia cầm của người dân tăng mạnh thì nguy cơ mắc bệnh cúm A ở người cũng sẽ tăng theo. Tại một số bệnh viện ở 1 số tỉnh thành trong cả nước đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán mắc các bệnh chủng cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ, đã có nhiều trường hợp diễn biến nặng suy hô hấp, và phải thở máy.
Số ca mắc cúm tăng mạnh – Hình nguồn: Báo Lao Động
Đầu tháng 1/2024, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho hơn 10 ca mắc bệnh cúm A trong tình trạng nguy kịch đang phải lọc máu và thở máy. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày ghi nhận khoảng 100-150 trường hợp có kết quả mắc cúm, chủ yếu là cúm A, trong đó 15% ca diễn biến nặng phải nhập viện để điều trị.
Hội chứng phổi trắng do vi khuẩn mycoplasma gây ra cũng đang là mối quan ngại của thế giới khi mà số ca viêm phổi do vi khuẩn này gây ra đang gia tăng nhanh chóng. Vi khuẩn mycoplasma thường lây truyền qua đường hô hấp, khi người lành vô tình tiếp xúc với giọt bắn của bệnh nhân khi họ ho, hắt hơi, Điểm đáng chú ý là đối tượng dễ mắc hội chứng phổi trắng là trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng kém.
Hội chứng phổi trắng đã được ghi nhận ở một số quốc gia ở châu u như Ireland, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch,..Tại Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada,…Tại châu Á hội chứng phổi trắng được ghi nhận ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
3. Khuyến cáo của Cục Y Tế dự phòng (Bộ Y Tế)
Trước diễn biến phức tạp của các bệnh truyền nhiễm trên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là và tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Đeo khẩu trang ở khu vực công cộng và nơi tập trung đông người như công viên, khu vui chơi, bệnh viện, trường học…
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là khi có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, sau khi ho, hắt hơi.
- Súc miệng, súc họng bằng nước súc miệng có chứa chất sát khuẩn.
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Luôn giữ ấm cơ thể và thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.
- Ăn chín uống sôi.
- Đảm bảo vệ sinh trong giết mổ gia súc, gia cầm và an toàn thực phẩm.
- Hạn chế tập trung đông người, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở…
- Tiêm phòng cúm hàng năm.
- Nên đến các cơ sở y tế khám nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp như sốt, ho, sổ mũi, tức ngực…
Ngoài các biện pháp trên thì việc khử khuẩn nơi làm việc, nhà ở và môi trường xung quanh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế khuyến cáo:
- Đối với nơi làm việc, nhà ở nên khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với nền nhà, bàn ghế, đồ vật, tường, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vực nhà vệ sinh.
- Các vị trí thường hay tiếp xúc như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can, nút bấm thang máy, hay công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa… cần được khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.
*Lưu ý: Cần chọn hóa chất an toàn, không độc hai với môi trường và sức khỏe con người cũng như cần phải mặc đồ bảo hộ trước khi phun xịt khử khuẩn.
4. Dịch vụ phun khử khuẩn – Công ty TNHH Kiểm soát côn trùng Sao Việt
Phun khử khuẩn là một trong những giải pháp tối ưu để bảo vệ bạn và những người thân yêu khỏi những ảnh hưởng xấu của các vi khuẩn gây bệnh. Với dịch vụ phun khử khuẩn của Công ty TNHH Kiểm soát côn trùng Sao Việt, bạn sẽ có một không gian trong lành, an toàn và yên tâm. Saovietpest cung cấp các dịch vụ phun khử khuẩn cho các không gian khác nhau, từ nhà ở, văn phòng, cửa hàng đến trường học, bệnh viện, nhà hàng và nhiều hơn nữa.
Các phương pháp phun khử khuẩn của Saovietpest hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo hiệu quả cao, an toàn cho môi trường. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ phun khử khuẩn, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0981477760 để được tư vấn và khảo sát miễn phí. Saovietpest luôn sẵn sàng phục vụ bạn với dịch vụ phun khử khuẩn chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng.