Bọ xít hút máu và cách phòng chống

1. Khái quát chung

Bọ xít hút máu thuộc họ Reduviidae, bộ cánh nửa Hemiptera hay Heteroptera, thuộc lớp côn trùng – Insecta, ngành chân đốt – Arthropoda; trên thế giới có khoảng 3000 loài, 37 họ. Trong họ Reduviidae có phân họ Triatominae hút máu động vật và có ý nghĩa y học và thú y. Các loài bọ xít tấn công người thuộc một số giống như: Triatoma, Rodnius và Rasabus.

Giống Triatoma Laporte, 1832 ở Việt Nam: Từ năm 1977 đến 2004 ở Việt Nam đã phát hiện được 4 loài. Trong đó 3 loài thuộc là: Triatoma bouvieri Larosse, T. migrans Breddin, T. rubrofasciata và T. rubida.

2. Đặc điểm hình thái

Bọ xít dẹp theo hướng lưng bụng, kích thước và màu sắc khác nhau tùy theo giống và loài. Bọ xít thuộc giống Triatoma con trưởng thành có chiều dài 18 – 20mm, chiều rộng 4 – 7mm.

bo xit can nguoi
Bọ xít hút máu và cách phòng chống 13

Toàn thân bọ xít

Cơ thể chia làm ba phần: Đầu, ngực, bụng. Trên đầu có đôi đơn và một đôi mắt kép to, trước mắt là một đôi râu (hay anten gồm 4 đốt) dài khoảng 4mm. Tận cùng đầu là vòi khỏe, gồm 3 đốt; đốt thứ ba nhọn. Giữa đầu và ngực là cổ thắt lại. Ngực 3 đốt hầu như gắn liền với nhau, mỗi đốt mang một đôi chân. Sau ngực là bụng gồm 8 đốt. Chân 5 đốt gồm: đốt gốc (hay đốt háng), đối gối, đốt đùi, đốt cẳng và đốt bàn. Cuối đốt bàn có hai móng sắc. Phần gốc vòi cong, không dính sát đầu. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lơm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi. Ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu… Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước khoảng 1-1,5 mm và màu trắng ngà.

voi bo xit 1
Bọ xít hút máu và cách phòng chống 14

Vòi bọ xít

3. Đặc điểm sinh học, sinh thái

Bọ xít đẻ trứng, trứng nở ra thiếu trùng. Thiếu trùng có 5 tuổi (từ 1- 5). Thiều trùng giống trưởng thành nhưng bé hơn, chưa có cánh và thiếu cơ quan sinh dục. Cả con đực và con cái đều hút máu. Phần lớn bọ xít hút máu ký sinh trên thú hoang dại, số ít ký sinh hút máu gia súc và người. Thiếu trùng và con trưởng thành sống ở kẽ đất, khe tường, ban đêm rời nơi trú ẩn tìm mồi hút máu, khi no trở về nơi trú ẩn. Chúng có thể chích mọi vị trí trên cơ thể, nhất là nơi để trần như tay, chân, mặt. Chúng chích hút cả khi người đang ngủ. Con trưởng thành có thể bay đi nơi khác tìm vật chủ mới và chỗ ở mới.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, hay tập tính sinh thái của bọ xít Triatoma rubrofasciata trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc cho thấy: loài bọ xít này xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè (tháng 6 – tháng 10), chúng hoạt động kiếm mồi, hút máu chủ yếu vào ban đêm (98,96%).

Ở Hà Nội, bọ xít Triatoma rubrofasciata có khả năng bay vào nhà tới tầng thứ sáu (tương đương độ cao 18 – 20m kể từ mặt đất). Nhưng chủ yếu vào tầng I (61,53%), và tầng II (21,67%). Chúng thường bay vào qua cửa sổ, cửa ra vào và những ô cửa thông gió.

Tổ của Triatoma rubrofasciata là ở những đống củi gỗ, hay gỗ xẻ nhỏ xếp thành đống có khối lượng lớn hơn 0,5 m và xếp cố định trong thời gian hơn 6 tháng, ở nơi khô ráo trong nhà hay ngoài vườn được che mưa, có tổ chuột trong đó. Gác xép nhà trọ làm bằng gỗ cũng là nơi làm tổ của bọ xít. Người nằm trên đó chính là nguồn cung cấp thức ăn cho bọ xít. Ngoai ra, còn thấy một số tổ bọ xít trong khe nứt của tường gạch nhà cấp bốn, nơi thường nhốt chó.

Nhóm bọ xít hút máu, có vai trò trong y học ở Việt Nam cho tới nay nghiên cứu còn ít.

o bo
Bọ xít hút máu và cách phòng chống 15

Ổ Bọ xít tại Thạch Thất, Hà Nội

4. Phân bố

Có 141 loài bọ xít hút máu thuộc giống Triatoma phân bố hầu khắp thế giới. Loài truyền bệnh chủ yếu ở từng nước khác nhau; ví dụ: ở Nam Mỹ véc tơ chính của bệnh Chagass là loài bọ xít Triatoma infestans, ở Mexico là T. barberi, & Braxin là T. brasiliensis v.v…

Ở Việt Nam có 4 loài bọ xít hút máu; trong đó loài Triatoma rubrofasciata phổ biến nhất, đã tìm thấy ở 28 tỉnh trong cả nước; ở Hà Nội, loài bọ xít này phân bố ở 18 quận, huyện.

5. Vai trò gây bệnh, gây hại

Bọ xít hút máu truyền bệnh Chagas, bệnh xảy ra ở Trung và Nam Mỹ. Tác nhân gây bệnh là Trypanosoma cruzi một loại trùng roi đường máu (Muscio et al., 1987). Vật chứa mầm bệnh là một số gia súc, động vật hoang dại như chuột. Mầm bệnh được truyền khi bọ xít hút máu hoặc nhiễm qua sự nhiễm phân bọ xít có đơn bào vào vết thương trên da. Bệnh thể hiện với sốt cao, tiêu chảy và triệu chứng thần kinh. Sau cơn cấp tính, bệnh có thể diễn biến dưới hình thức mãn tính sau 6-10 năm với biểu hiện thường thấy là tim to.

Bọ xít đốt và gây ngứa rát, đau buốt, nổi sần tại chỗ.

Ở Việt Nam, chưa tìm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi ở người bị bọ xít đốt cũng như ở máu trong dạ dày của bọ xít.

Bọ xít T. rubrofasciata đốt thường gây tổn thương tại chỗ. Qua theo dơi 154 người bị bọ xít đốt thấy rằng: vết đốt hầu như rải rác từ đầu đến chân. Bọ xít có thể chui vào trong quần áo đốt như đã thấy các vết đốt ở mông và bụng. Hiện tượng sưng, ngứa tại vết đốt là phổ biến (99,35%) và kéo dài từ 2-5 ngày. Hiện tượng sưng ngứa và có sốt là 7 trường hợp (4,54%), trong vài ngày. Kết quả xét nghiệm máu trong dạ dày 245 cá thể bọ xít thu thập ở một số tỉnh miền Bắc trong năm 2010-2011 cho thấy tỷ lệ hút máu người của bọ xít T. rubrofasciata là 1,0% (đối với những con bọ xít thu thập trong tổ) và 53,33% (đối với những bọ xít bắt được trong nhà người ở).

vet thuong bo xit can nguoi
Bọ xít hút máu và cách phòng chống 16

Vết đốt của bọ xít

6. Biện pháp phòng chống

Để phòng, chống bọ xít hút máu, mỗi người nên thường dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, phòng ngủ, mở cửa cho ánh nắng chiếu vào. Nếu phát hiện trong nhà có bọ xít hút máu thì nên tìm diệt chúng bằng cách dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, dưới đệm phòng ngủ hoặc ban đêm thì tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm diệt bọ xít và trứng bọ xít. Ở vùng đã phát hiện có bọ xít đốt hút máu thì nên ngủ màn và giắt màn cẩn thận để bọ xít không thể chui vào đốt người.

Sử dụng các hóa chất côn trùng thuộc nhóm pyrethroid (Fendona 10SC, ICON 10 WP), phun trong nhà và xung quanh nhà. Để diệt tận gốc, cần thu gom trứng ấu trùng cho vào túi và đốt.

 

Rate this post
Zalo
Liên hệ >