1. Tại sao cần phòng chống mối cho công trình xây dựng?
Xây dựng một công trình mới thì ta nên nghĩ ngay đến việc phòng chống mối cho công trình xây dựng. Ngay cả khi công trình của chúng ta không sử dụng vật liệu trang trí nội thất là gỗ trong công trình. Vì sao vậy? sẽ có câu trả lời sâu đây:
- Qua kinh nghiệm đã từng tham gia và đã trực tiếp quan sát các quy mô công trình lớn nhỏ đối với hạng mục chống mối, diệt mối cho các công trình. Đa số 99% các công trình dự án bị mối xâm hại. Ví dụ như: xâm hại tại các vật liệu gỗ trang trí ốp tường, vật dụng nội thất là gỗ, các hệ khung bao và khung cánh cửa đi và cửa sổ là vật liệu gỗ, chân giường nằm, chân tủ áo, ghế sôfa, ngoài ra mối còn xâm hại các thiết bị khác như: các ổ cắm điện, công tắc điện,…
- Từ các yếu tố xâm hại của mối có thể gây ra một số hiện tượng như: Chập điện làm nhảy CP liên tục (Aptomat bị nhảy liên tục), sự rò rỉ diện từ đây. Dẫn đến chập diệt nhảy CP . Đồng thời có thể làm nhanh chống hư hỏng các vật dụng nội thất, dẫn đến niên hạn sử dụng của thiết bị không đạt yêu cầu như khuyến cáo của nhà sản xuất.
2. Các công trình xây dựng nào cần thi công phòng chống mối?
- Phòng chống mối cho nền móng công trình khi xây mới;
- Phòng chống mối nền móng cho kho, xưởng;
- Phòng chống mối nền móng cho các tòa nhà cao ốc, văn phòng, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, siêu thị, các cơ quan hành chính,…;
- Phòng chống mối cho công trình đang sử dụng hoặc công trình cải tạo;
- Phòng chống mối cho nhà riêng: Công trình nhà phố, biệt thự, …;
- Phòng chống mối cho đình, chùa, nhà gỗ, nhà xưa đang xây dựng;
- Phòng chống mối cho quán cà phê;
- Phòng chống mối cho nhà nuôi chim Yến;
- Phòng chống mối cho các công trình di tích như: Đế móng lăng, tượng đài các anh hùng, các doanh nhân;
- …
3. Quy trình phòng chống mối cho công trình xây dựng
3.1. Công tác thực địa
Khảo sát thực tế tại địa điểm dự kiến thi công xây dựng công trình. Tại công tác này người khảo sát cần phải xác định và nắm bắt tương đối được các thông tin sau: Phân loại mối, đưa ra biện pháp phòng chống.
Thông thường trong quá trình khảo sát chúng ta thường gặp các loại mối sau đây:
1. Mối đất
a). Đặc tính và khả năng gây hại
- Đối với loại mối này chúng thường sinh sống và làm tổ dưới lòng đất. Đây là loại nguy hiểm nhất đến kết cấu và tuổi thọ công trình.
- Những con mối này xây dựng các đường hầm đặc biệt dày đặc, có tác dụng dẫn tổ của chúng đến tiếp cận nguồn thức ăn và bảo vệ chúng khỏi ảnh hưởng gió mưa của thời tiết. Chúng ăn gỗ 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, sử dụng bộ hàm có răng cưa của chúng để cắn từng mảnh gỗ nhỏ một. Và sẽ vô cùng nhanh chóng, theo thời gian, mối dưới lòng đất có thể phá hoại nghiêm trọng cấu trúc tòa nhà, phá hoại kết cấu, gây sụt lún móng, sập toàn bộ.
b) Cách nhận biết mối đất
– Kích thước:
- Phụ thuộc vào tuổi đời.
- Chiều dài mối thợ khoảng từ: (0.3 ÷ 1.0) cm, có phần đầu bằng hoặc nhỏ hơn răng.
- Những con mối lính dài: như những con mối thợ, khoản (0.3 ÷ 1.0) cm, có phần đầu lớn hơn răng.
– Màu sắc:
- Màu sắc mối đất cũng khác nhau theo độ lớn.
- Mối thợ có màu kem và nhợt nhạt.
- Mối lính cũng có màu sáng, nhưng đầu của nó có màu nâu.
– Hành vi:
- Ba loại mối đất chính: mối thợ, mối lính và mối chúa
- Mỗi loại được phân công nhiệm vụ khác nhau
- Mỗi loại đều được trang bị riêng những công cụ cần thiết để hoàn thành công việc.
- Một số con mối có mắt còn một số thì không.
Mối thợ dưới lòng đất có thể phân tách gỗ hoặc xenlulozơ khác ra khỏi nguồn thức ăn mang về.
Mối thợ sống cả đời trong những đường hầm tối tăm, cả trên và dưới mặt đất. Chúng không có mắt vì không cần đến chúng.
Mối thợ vẫn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối. Chúng biết rằng khi ở trong ánh sáng có nghĩa là chúng có nguy cơ bị động vật ăn thịt tấn công, chưa kể đến việc ánh sáng sẽ làm mất đi độ ẩm quý giá từ cơ thể. Khi mối thợ cảm nhận được ánh sáng, chúng quay trở lại bóng tối nhanh nhất có thể.
Khi đàn mối lớn lên, mối chúa đẻ trứng để bổ sung nhân số và tăng kích thước của đàn mối. Khi đàn mối được 3 đến 5 năm tuổi thì sẽ rời khỏi đàn để bắt đầu một đàn mối mới của chúng. Những con mối đất rời khỏi tổ này có mắt phát triển hơn nhiều vì chúng phải rời khỏi tổ. Trong số cả ba loại mối, chúng là loại mối duy nhất có thể nhìn thấy.
2. Mối gỗ khô
- Không giống như mối đất, mối gỗ khô sống mà không cần đến độ ẩm của đất.
- Thay vào đó, chúng đào tổ và sống trực tiếp bên trong gỗ.
- Chúng phá hoại các loại gỗ khô như vách ngăn, mái hiên, dầm gỗ và tường.
- Chúng cũng có thể phá hoại đồ đạc và đồ gỗ nội thất.
- Đây là cũng là loài mối mà các công trình, nhà ở cần đặc biệt đề phòng. Mối gỗ khô thường làm tổ ở trong các thớ gỗ chưa phân hủy, có độ ẩm rất thấp, chúng sống và kiếm ăn ngay tại đó.
Chúng không cần tiếp xúc với đất mà vẫn sống và sinh hoạt thoải mái, do vậy mối gỗ khô có thể làm hỏng các đồ vật bằng gỗ một cách nghiêm trọng để có thể di chuyển được từ vật dụng này sang vật dụng khác.
Khi tìm được một nơi ở thích hợp (ví dụ như một vật dụng bằng gỗ nào đó), một cặp mối gỗ khô bao gồm đực và cái sẽ tiến vào đó để làm tổ. Sau khi làm tổ thì lỗ thông mà chúng đi vào trong gỗ sẽ được bịt kín lại. Ở trong đó, mối sẽ tạo ra một cái buồng, nơi mà mối chúa thực hiện việc đẻ những quả trứng đầu tiên.
Trứng mối sau khi nở ra sẽ nhận nhiệm vụ của những con mối lính. Tuy nhiên, nó không phân biệt thành mối thợ khác biệt như mối đất. Thiệt hại do mối gỗ khô gây ra hoàn toàn khác với thiệt hại do mối đất gây ra.
Những con mối này chui vào trong thớ gỗ, đào những đường hầm tròn lớn được nối với nhau bằng những đường hầm nhỏ.
Lâu ngày sẽ khiến cho các vật dụng bằng gỗ bị rỗng ruột, sức chịu đựng kém đi và sụp đổ.
3. Mối gỗ ướt (mối gỗ ẩm)
Mối gỗ ẩm thường sống ở nơi ẩm ướt, độ ẩm cao.
Do không thể tồn tại được nếu thiếu nước, nên mối gỗ ẩm thường sinh sống ở những vùng đất ẩm gần nguồn nước hoặc tại những thân gỗ mục, bị ẩm ướt lâu ngày.
Có thể là gỗ ẩm trong các công trình xây dựng, vách nhà ở, các di tích lịch sử lâu đời.
Mối gỗ ẩm là loài côn trùng gây hại hàng đầu cho các di tích lịch sử, đặc biệt là hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều các công trình lịch sử được xây dựng hoàn toàn từ gỗ quý.
Sự tàn phá và tác động của mối gỗ ẩm là theo thời gian, qua quá trình xâm hại gỗ sẽ trở lên mục ruỗng ẩm ướt, tạo điều kiện cho mối gỗ ẩm xâm nhập vào và phá hoại từ bên trong.
3.2. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán chi phí chi cho công trình
a). Lập hồ sơ thiết kế mới:
Thiết kế phòng chống mối phải do các đơn vị tư vấn thiết kế có năng lực thực hiện. Theo trình tự các bước sau:
Thiết kế phòng chống mối cho các loại công trình A, B, C tùy mức khác nhau, nhưng tối thiểu phải bao gồm:
- Báo cáo tình hình mối phá hoại.
- Biện pháp xử lý diệt mối, dọn gốc cây, rễ cây và rác có chứa xenlulo. + Xử lí chống mối cho các bộ phận bằng gỗ.
- Tùy theo điều kiện, chọn một trong các phương pháp là: phòng chống mối bằng phương pháp đào hào, hoặc lập hàng rào, hoặc bơm phun bề mặt bằng dung dịch, hoặc kết hợp.
- Dự kiến kế hoạch và thời điểm thực hiện các công việc phòng và diệt mối trước khi khởi công phá dỡ và kế hoạch thực hiện thi công phòng chống mối kết hợp với thi công xây dựng, nhất là tại các thời điểm thi công móng tường, móng nền nhà tầng trệt hoặc tầng hầm (nếu có).
- Sơ đồ phòng chống mối cho công trình gồm các phần việc như: Xử lý mặt nền, xử lý chân tường, hàng rào phòng chống mối bên trong và bên ngoài, các đường kỹ thuật ngầm đi vào nhà (ống cấp nước, thoát nước, các đường cáp điện đi ngầm), vị trí các hào ngăn mối, lớp cách li mặt nền và mặt móng tường; Vị trí các lỗ đường ống và đường cáp đi qua nền nhà lên các tầng và vị trí các đường ống thoát nước xuống nền nhà, vị trí các hố thu nước.v.v…
- Dự toán kinh phí thực hiện các biện pháp phòng chống mối.
b). Lập hồ sơ thiết kế chống mối công trình theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt:
- Kế thừa hồ sơ thiết kế kỹ thuật phần móng đã được phê duyệt. – Lựa chọn phương án thiết kế.
- Thiết kế shopdrawing thi công chi tiết.
- Lập dự toán chi phí chi tiết.
3.3. Lập tiến độ thi công
Tiến độ thi công chi tiết phải bám sát hồ sơ thiết kế shopdrawing và các đầu mục công việc được bóc tách trong hồ sơ dự toán.
3.4. Tổ chức triển khai thi công.
Nhà thầu thi công lập biện pháp thi công trình chủ đầu tư phê duyệt: Biện pháp thi công dựa vào hồ sơ thiết kế shopdrawing và mặt bằng tổng thể theo thực tế từng công trình, từng địa hình.
3.5. Lập hồ sơ quản lý chất lượng: nghiệm thu, thanh quyết toán
Nhà thầu thi công thực hiện đúng theo quy định về nghiệm thu, gồm:
- Trình mẫu vật tư, duyệt mẫu, nghiệm thu vật tư tới chân công trình,…
- Xuất trình các chứng nhận chất lượng: CO, CQ, CCXX, Tesreport, …
- Chứng nhận an toàn vệ sinh, an toàn môi trường,…không khí, môi trường nước,…
- Biên bản bàn giao mặt bằng.
- Biên bản nghiệm thu nội bộ.
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu.
- Nghiệm thu công việc xây dựng.
- Biên bản xử lý kỹ thuật (nếu có phát sinh công việc do yêu cầu kỹ thuật). – Biên bản nghiệm thu giai đoạn, hoặc bàn giao hạng mục công trình để tiến hành các hạng mục hoặc công việc tiếp theo.
4. Kỹ thuật phòng chống mối cho móng công trình xây dựng
4.1. Đối với móng băng
Đối với công trình có kết cấu sử dụng là móng băng (nghĩa là: đổ bê tông nguyên tầng trệt, hoặc đổ bê tông hầm). Thực hiện chống thấm 01 giai đoạn là hiệu quả:
- Pha thuốc theo tỉ lệ của nhà sản xuất;
- Tưới hoặc phun đều lên nền đất trước khi đổ bê tông theo định mức: 5.0 lít dung dịch đã được pha sẵn trên một đơn vị m2, trên toàn bộ diện tích sàn có tiếp xúc với nền đất tự nhiên.
4.2. Đối với móng cọc
Đối với công trình có kết cấu móng là móng cọc (cọc bê tông đúc sẵn hoặc cọc khoan nhồi), không đổ bê tông nền. Thực hiện chống thấm 02 giai đoạn là hiệu quả:
– Giai đoạn 01: Xử lý thuốc lần 01 khi đổ móng xong.
- Sử dụng thuốc phòng chống mối: Termize 200SC/Mythic 240 SC/PMS 100/Agenda 25 EC.
- Pha dung dịch theo tỉ lệ: 25ml cho 10 lít nước.
- Tưới dọc theo móng nhà với tỉ lệ: 5.0 lít dung dịch đã được pha sẵn trên một đơn vị md, dọc theo móng nhà, tại những vị trí móng có dự kiến xây tường.
– Giai đoạn 2: Xử lý thuốc lần 02 khi vừa đầm nền xong.
- Đối với công trình: có tầng hầm thực hiện tưới phòng mối trước khi đổ bê tông cho tầng hầm.
- Đối với công trình: không có tầng hầm thực hiện tưới phòng mối trước khi láng nền (để lát gạch nền).
- Sử dụng thuốc phòng chống mối: Termize 200SC/Mythic 240 SC / PMS 100/Agenda 25 EC.
- Pha dung dịch theo tỉ lệ: 25ml cho 10 lít nước
- Tỉ lệ tưới cho nền: 5.0 lít dung dịch đã được pha sẵn trên một đơn vị m2, trên toàn bộ diện tích sàn có tiếp xúc với nền đất tự nhiên.