11+ cách đuổi thằn lằn và ngừa thằn lằn hiệu quả
1. Đặc tính của thằn lằn
Thằn lằn (hay còn gọi là thạch sùng) là một loài bò sát nhỏ, có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau, từ rừng, đồng cỏ, đến thành phố. Mặc dù thằn lằn có thể ăn các loại côn trùng có hại như nhện, muỗi, kiến,… nhưng đôi khi chúng có thể gây ra mùi hôi khó chịu, làm mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe vì mang theo vi khuẩn, bệnh tật gây ảnh hưởng đến một số khu vực kinh doanh, sản xuất, đặc biệt là ngành liên quan đến thực phẩm, ăn uống. Vì vậy, đuổi thằn lằn và ngăn chặn thằn lằn đi vào các khu vực kinh doanh, sản xuất là cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Cách đuổi thằn lằn hiệu quả
Để đuổi thằn lằn hiệu quả chúng ta có thể tận dụng vào các yếu điểm tự nhiên của thằn lằn như: Mùi cây họ chanh, mùi thơm và có tính sát khuẩn cao như bạc hà, sả, gia vị có mùi hăng… Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sử dụng thiên địch, bẫy dính, nhiệt độ… để đuổi, bắt thằn lằn. Dưới đây là một số cách phổ biến mà bạn có thể tham khảo để đuổi và loại bỏ thằn lằn:
2.1. Đuổi thằn lằn bằng tinh dầu chanh, sả
Tinh dầu là được nhiều chuyên gia đề cập trong các hướng dẫn về việc đuổi các loại vật gây hại, và chúng thực sự hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm tinh dầu sả tại các cửa hàng, hoặc đơn giản hơn, bạn cũng có thể tự tạo tinh dầu sả tại nhà.
Bạn có thể pha loãng tinh dầu với nước và xịt lên những nơi mà thằn lằn thường hay xuất hiện. Khi chúng ngửi thấy mùi của tinh dầu, chúng sẽ cảm thấy khó chịu và sẽ rời đi khỏi nơi đó.
Để hiệu quả hơn, bạn cũng có thể sử dụng đèn xông hoặc tinh dầu treo để cho mùi tinh dầu lan tỏa trong phạm vi rộng hơn. Điều này giúp đảm bảo không gian của bạn không còn sự xuất hiện của thằn lằn và một số loại côn trùng khác. Hơn nữa, việc sử dụng tinh dầu này còn có thể giúp bạn thư giãn cơ thể một cách hiệu quả.
2.2. Đuổi thằn lằn bằng tỏi hoặc hành tây
Tỏi và hành tây là những nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp. Không chỉ làm tăng hương vị cho các món ăn, tỏi và hành tây cũng là cách đuổi thằn lằn ra khỏi nhà. Thằn lằn rất sợ mùi của tỏi và hành tây, vì mùi của tỏi sẽ làm ảnh hưởng đến khứu giác và hệ thần kinh “bé nhỏ” của chúng.
Khi bạn treo tỏi, hành tại những nơi thằn lằn thường hay lui tới, chúng sẽ không dám bén mảng đặt chân vào chỗ đó nữa. Hoặc có thể sử dụng cách hiệu quả hơn là giã tỏi, hành tây và pha với nước; xịt dung dịch đó quanh nhà bạn giúp đuổi thằn lằn.
2.3. Đuổi thằn lằn bằng bột tiêu và ớt bột
Cách này có các bước làm và độ hiệu quả tương tự như sử dụng tỏi và hành tây. Bạn chỉ cần trộn chúng chung với nước và xịt lên những nơi thằn lằn thường hay lui tới. Mùi hương từ tiêu và ớt sẽ làm cay mắt của thằn lằn và làm cho da chúng bị nóng khi vô tình tiếp xúc với nước dung dịch.
Những nơi bạn cần xịt dung dịch là gầm sau lưng tủ lạnh, phía sau ghế sofa và trên tường. Bởi vì chỗ ấm áp và khe hẹp là nơi ở lý tưởng của thằn lằn.
2.4. Sử dụng bã cafe và thuốc lá
Bã cafe và thuốc lá là hai loại chất có mùi hôi khó chịu đối với thằn lằn. Bạn có thể tận dụng những nguyên liệu này để làm một loại bẫy đuổi thằn lằn đơn giản và tiết kiệm. Bạn chỉ cần chuẩn bị ít bã cà phê ẩm và một ít bột thuốc lá thành viên nhỏ rồi gắn vào đầu tăm. Đặt vào chỗ thằn lằn làm tổ hoặc nơi chúng xuất hiện nhiều. Thằn lằn sẽ rời khỏi nhà bạn khi ngửi thấy mùi bã cafe và thuốc lá.
Phương pháp này rất phù hợp khi bạn muốn đuổi thằn lằn ở những nơi có diện tích nhỏ và ít con vật, như trong phòng ngủ, phòng khách, hay nhà vệ sinh. Bạn cũng có thể kết hợp với các phương pháp khác, như sử dụng tinh dầu, để tăng hiệu quả đuổi thằn lằn.
2.5. Đuổi thằn lằn bằng long não (băng phiến)
Long não hay còn gọi là băng phiến là một sản phẩm đa năng mà giá thành lại rẻ, dễ dàng tìm mua. Long não có mùi hôi khó chịu đối với thằn lằn và nhiều loài côn trùng khác. Bạn có thể tận dụng long não để làm một loại bẫy đuổi thằn lằn đơn giản và tiết kiệm. Bạn chỉ cần đặt những viên long não tại góc nhà, góc bếp, tủ quần áo. Những con thằn lằn sẽ biến mất khỏi những nơi đó.
Một cách khác là pha loãng long não với nước rồi cho vào bình xịt. Xịt dung dịch này lên tường, góc nhà để đuổi thằn lằn. Những nơi bạn cần xịt dung dịch là gầm sau lưng tủ lạnh, phía sau ghế sofa và trên tường. Bởi vì chỗ ấm áp và khe hẹp là nơi ở lý tưởng của thằn lằn.
Lưu ý, nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng thì cần cân nhắc trước khi sử dụng long não. Việc nuốt nhầm long não có thể gây ngộ độc.
2.6. Đuổi thằn lằn bằng thuốc chuyên dụng
Trường hợp, khu vực bạn sinh sống, làm việc có quá nhiều thằn lằn, bạn có thể ra tiệm mua một số loại thuốc chuyên dụng, làm theo hướng dẫn là bạn có thể đuổi được thằn lằn nhanh chóng.
Những loại thuốc này có công dụng làm ức chế thần kinh hoạt động não bộ của thằn lằn. Thằn lằn sẽ hoạt động kém dần, cơ thể mất nước và rời khỏi nhà bạn tìm nguồn sống mới. Bạn có thể yên tâm vì những thuốc này không gây ảnh hưởng đến những loài vật nuôi khác trong nhà bạn.
2.7. Nuôi mèo để đuổi thằn lằn
Nuôi mèo là một phương pháp hiệu quả để đuổi thằn lằn ra khỏi nhà. Mèo có bản năng săn mồi tốt và chúng thường săn bắt những con vật nhỏ, bao gồm cả thằn lằn. Với sự linh hoạt và tốc độ di chuyển của mình, mèo có thể dễ dàng bắt được thằn lằn và đẩy chúng ra khỏi không gian sống của bạn. Ngoài ra, chỉ cần có một con mèo trong nhà cũng đủ để làm thằn lằn cảm thấy không an toàn và tránh xa khu vực đó. Vì vậy, nuôi mèo là một giải pháp tự nhiên và hiệu quả để giữ cho nhà bạn không bị xâm nhập bởi thằn lằn. Phương pháp này chỉ phù hợp để đuổi thằn lằn cho nhà ở chứ không phù hợp với các khu vực sản xuất, kinh doanh.
2.8. Đuổi thằn lằn bằng vỏ trứng
Vỏ trứng gà là phần bao bọc bên ngoài của quả trứng, có màu trắng hoặc nâu, có mùi hơi tanh. Vỏ trứng gà còn mang mùi của gà, là “khắc tinh” của thằn lằn. Khi ngửi thấy mùi vỏ trứng gà, thằn lằn sẽ rất sợ hãi và bỏ chạy.
Vỏ trứng gà là một cách đuổi thằn lằn dân gian rất thông minh và tiết kiệm chi phí. Bạn không cần phải mua các loại thuốc hay bẫy độc hại cho sức khỏe và môi trường. Bạn chỉ cần tận dụng những vật liệu có sẵn trong nhà để đuổi đi loài bò sát phiền toái này.
Để sử dụng vỏ trứng gà để đuổi thằn lằn, bạn chỉ cần thu thập những quả trứng đã được sử dụng, rửa sạch và để khô. Sau đó, bạn có thể đặt nguyên vỏ trứng hoặc xay nhuyễn vỏ trứng rồi để ở những nơi thằn lằn hay lui tới, như góc nhà, góc bếp, khe cửa sổ, khe tường…
Bạn nên đặt vỏ trứng thường xuyên để duy trì hiệu quả đuổi thằn lằn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng vỏ trứng gà có mùi hơi tanh và cũng khá mất công dọn dẹp. Bạn nên giữ vệ sinh cho nhà cửa và thay mới vỏ trứng khi cần thiết.
2.9. Dùng lông công đuổi thằn lằn
Một mẹo đuổi thằn lằn mà ít ai nghĩ đến là dùng lông công khiến thằn lằn “khiếp vía”. Công vốn là loài thiên địch của thằn lằn, thằn lằn là thức ăn của công. Nên họ nhà thằn lằn đã ngấm vào máu hễ “ngửi” mùi hiện diện của công là “chạy té khói”. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần lấy một sợi lông chim công và bố trí nơi thằn lằn thường hay xuất hiện. Sau một vài lần bị hù dọa chúng sẽ bị khiếp sợ và không dám bén mảng tới nhà của bạn nữa. Vì vậy, nếu bạn sắm vài chiếc lông công thì không chỉ giúp cho phòng đẹp mà còn có thể đuổi được thằn lằn nữa nhé.
2.10. Đặt bẫy dính để bắt thằn lằn
Bẫy dính là một loại bẫy có mặt dán chứa chất keo dính mạnh, có thể bắt được thằn lằn và nhiều loài côn trùng khác. Bạn có thể mua bẫy dính tại các cửa hàng chuyên dụng hoặc trên mạng . Bẫy dính có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, bạn có thể chọn loại phù hợp với nhu cầu của bạn.
Để sử dụng bẫy dính, bạn chỉ cần đặt bẫy tại những nơi thằn lằn thường lui tới, như gần cửa sổ, trên tường, trên mái nhà, hay trong góc khuất. Bạn nên đặt thêm thức ăn, mồi nhử… để tăng hiệu quả cho bẫy. Những con thằn lằn sẽ bị dính vào bẫy khi tiếp xúc với nó và không thể thoát ra được. Bạn có thể kiểm tra bẫy vào buổi sáng hoặc buổi chiều để thu gom và xử lý những con thằn lằn đã bị bắt.
Phương pháp này rất phù hợp khi bạn muốn bắt thằn lằn ở nhà máy, xưởng sản xuất, cửa hàng,…
2.11. Dùng nước đá lạnh bắt thằn lằn
Thằn lằn là giống bò sát rất sợ lạnh. Mỗi lần gặp lạnh chúng thường bị đơ cứng một thời gian ngắn. Bạn có thể dùng nước đá để xịt trực tiếp vào người của chúng. Đặc tính nhạy cảm với nhiệt độ thấp của chúng sẽ khiến chúng di chuyển chậm lại hoặc khó di chuyển. Sau đó, bạn chỉ cần sử dụng bao tay hoặc các bìa carton đưa chúng ra khỏi nhà một cách dễ dàng.

3. Ngăn ngừa thằn lằn quay trở lại
Khi bạn đã thành công trong việc đuổi thằn lằn ra khỏi ngôi nhà của mình, việc quan trọng tiếp theo là tạo ra một môi trường mà chúng không thể tìm thấy sự thoải mái. Dưới đây là một số cách để bảo vệ ngôi nhà bạn khỏi thằn lằn và một số loại côn trùng khác:
3.1. Loại bỏ nguồn thức ăn hấp dẫn:
Thằn lằn thường săn mồi là các loài côn trùng, loại bỏ các nguồn thức ăn của chúng bằng cách kiểm soát côn trùng trong nhà và khu vực xung quanh là một trong những phương pháp giúp loại bỏ được gốc rễ của vấn đề.
3.2. Giữ nhà sạch sẽ và gọn gàng
Đảm bảo sạch sẽ bằng cách thường xuyên quét nhà, loại bỏ rác, và quét tơ nhện. Những công việc này sẽ khiến nhà bạn không chỉ sạch sẽ mà cũng không thu hút thằn lằn và các loại côn trùng khác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sắp xếp nội thất một cách gọn gàng để không tạo ra những không gian trống trải hoặc khu vực chật chội mà thằn lằn thích. Hạn chế việc sắp xếp quá nhiều đồ đạc và đảm bảo rằng không gian không bị quá tải, tránh để chúng tạo điều kiện thuận lợi cho thằn lằn.
3.3. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, tạo môi trường thoáng mát
Thằn lằn thích môi trường ấm áp và ẩm ướt. Hãy giữ nhiệt độ trong nhà ở mức bạn có thể chịu được và tránh tạo ra môi trường ẩm ướt.
3.4. Sử dụng tấm lưới bảo vệ, bịt các lỗ hỗng vào nhà
Nếu được, bạn có thể lắp đặt tấm lưới bảo vệ tại các cửa, cửa sổ và các khe hở để ngăn chặn thằn lằn xâm nhập vào nhà. Nếu kích thước của ô trên lưới nhỏ, nó còn có thể giúp bạn ngăn chặn các loại côn trùng khác bay vào nha.
**Lưu ý: Việc đuổi thằn lằn ra khỏi nhà nên được thực hiện một cách nhân đạo, đảm bảo an toàn cho cả con người và thằn lằn. Hãy giữ khoảng cách và tránh tiếp xúc trực tiếp để tránh lây vi khuẩn từ chúng.
Cuối cùng, nhớ rằng thằn lằn có thể có ích trong việc tiêu diệt côn trùng gây hại, nhưng nếu bạn muốn loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi ngôi nhà của mình, việc tạo một môi trường không phù hợp với chúng là một cách hiệu quả để đảm bảo không còn thấy chúng xuất hiện trong ngôi nhà của bạn.